2.2.1. Vấn đề CSR ở Việt Nam
Ở các nước phát triển thì CSR là rất quen thuộc với doanh nghiệp, khi doanh nghiệp thực hiện tốt CSR sẽ được chính phủ cấp chứng chỉ quốc tế hoặc cho phép áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì các nhà đầu tư, người tiêu dùng, nhà hoạch định chính sách càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc tồn cầu hố đối với quyền lợi của người lao động, môi trường sống và phúc lợi xã hội. Những doanh nghiệp khơng thực hiện tốt CSR khó có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.
Ở Việt Nam, mặc dù CSR còn rất mới mẻ nhưng bước đầu cũng tạo được sự quan tâm của chính phủ. Điển hình là năm 2005, Phòng Thương mại và Công
14
nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm ghi nhận các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR khi hội nhập môi trường kinh doanh doanh quốc tế.
Nhận thức về CSR của các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam ngày càng được chú trọng. Các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng, CSR trở thành yêu cầu cấp thiết với doanh nghiệp, bởi lẽ, nếu doanh nghiệp không thực hiện CSR thì trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì đều chắc chắn là doanh nghiệp không thể tiếp cận được với thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện CSR đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong hoạt động kinh doanh. Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy “Nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34.2 triệu đồng lên 35.8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%”.
Việc thực hiện CSR ngồi hiệu quả về kinh tế thì các doanh nghiệp tạo được uy tín với khách hàng, tạo được sự hài lịng trong cơng việc và sự gắn kết với tổ chức của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được nguồn lao động giỏi. Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện CSR, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam ngoài thực hiện trách nhiệm với nhà nước là nộp thuế đầy đủ thì cịn cam kết trong việc bảo vệ mơi trường, quan tâm và có trách nhiệm với cộng đồng địa phương và người lao động. Tuy nhiên, ngoài các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR thì cịn nhiều doanh nghiệp đã khơng thực hiện một cách nghiệm túc trách nhiệm xã hội như có các hành vi gian lận trong thương mại, sai phạm trong báo cáo thuế, khơng đảm bảo an tồn lao động, sản xuất sản phẩm kém chất lượng, đặc biệt gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra việc sản xuất thực phẩm bẩn, không hợp vệ sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người tiêu dùng “Như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine...”. Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp khơng quan tâm đến quyền
15
lợi người lao động vi phạm các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm, mức lương cơ bản, an toàn lao động.
Vấn đề đặt ra là cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp để cải thiện vấn đề thực hiện CSR tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo các chuyên gia thì có rất nhiều ngun nhân mà khiến cho các doanh nghiệp không quan tâm đến CSR. Một số chuyên gia cho rằng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là các khoản đóng góp từ thiện”. Một số người khác cho rằng “Việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng muốn thực hiện trách nhiệm xã hội”. Nói tóm lại, việc thực hiện CSR ở Việt Nam cịn rất nhiều khó khăn.
2.2.2. CSR trong lĩnh vực dệt may
Thực tế thấy rằng “Ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp đang phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn do mức lạm phát cao, mức lương tối thiểu tăng, thiếu nguồn lao động lành nghề...”
Ngoài ra, nguồn lao động của ngành dệt may chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nữ chiếm đa số, hầu hết là nhập cư, trình độ văn hóa cịn thấp. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc trong ngành này không tốt như thường xuyên tăng ca, môi trường độc hại, thu nhập thấp... dẫn đến biến động về nguồn lao động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và chính điều kiện làm việc khơng tốt đó mà dẫn đến những cuộc đình cơng tự phát thường xuyên xảy ra trong thời gian qua.
Các doanh nghiệp dệt may khó thực hiện tốt CSR mặc dù các doanh nghiệp nhận thức được cơ hội và lợi ích khi thực hiện CSR do có q nhiều rào cản. Đối với các thị trường châu Âu và Mỹ thì khách hàng rất quan tâm về CSR và họ chỉ mua sản phẩm của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, việc thực hiện CSR rất
16
có lợi và doanh nghiệp nào thực hiện tốt các tiêu chuẩn CSR sẽ rất thuận lợi việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang 2 thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới này.
Bên cạnh đó, “Việc thực hiện tốt các tiêu chuẩn của CSR như trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, tạo môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác để bảo vệ mơi trường... tạo ra lợi ích lâu dài cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí về chi trả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chi phí điện, nước, vật tư. Thậm chí, ngay cả yêu cầu thực hiện chính sách về lao động cũng giúp doanh nghiệp giảm được thiệt hại bất ngờ do cơng nhân đình cơng”. Tuy nhiên, việc thực hiện CSR không hề đơn giản, để đáp ứng các tiêu chí của CSR, thì trước hết doanh nghiệp phải đầu tư về tài chính, thời gian, nguồn lực…. Đây là cái khó đối với những doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ, bởi các doanh nghiệp này vấn đề hoạt động kinh doanh tạo lợi nhuận mới là mối quan tâm sống còn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp dệt may cho rằng “Nếu có thực hiện CSR cũng là để đối phó với đối tác đặt hàng, vì khi lợi nhuận chủ yếu dựa vào nguồn nhân cơng giá rẻ thì chuyện thực hiện chính sách về lao động là hầu như không thể”.
Một trong những khó khăn khác của doanh nghiệp dệt may khi thực hiện CSR là thời gian tăng ca. Một trong những tiêu chuẩn bắt buộc của tiêu chí CSR là đảm bảo thời gian làm việc theo đúng quy định cho người lao động. Nhưng với tình hình thực tế của ngành dệt may Việt Nam hiện nay, nếu khơng tăng ca hồn tồn khơng thể đáp ứng kịp tiến độ giao hàng cho đối tác, không giải quyết được nhu cầu kiếm thêm thu nhập cho những người lao động nhập cư. Bên cạnh đó, hiện nay các tiêu chí về CSR chưa có sự nhất quán chung, doanh nghiệp dệt may trong nước phải vất vả đáp ứng theo, đơi khi lãng phí rất nhiều nguồn lực.
Ngồi ra, các doanh nghiệp dệt may cho rằng “Việc thực hiện CSR còn cần sự nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Chẳng hạn, khi chọn mua một cái áo, người tiêu dùng ở các nước phát triển thường quan tâm xem doanh nghiệp khi sản xuất ra cái áo đó có gây ảnh hưởng đến mơi trường thế nào, có sử dụng lao động trẻ
17
em hay khơng. Nếu có, người tiêu dùng sẽ tẩy chay sản phẩm ấy... Trong khi đó, người tiêu dùng ở Việt Nam thường chỉ quan tâm tới giá cả cao hay thấp”.