2.3. Các nghiên cứu liên quan
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Phương Thảo & Huỳnh Long Hồ “Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngân hàng” (Tạp chí phát triển kinh tế 26(8))
Nội dung:
Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên trong ngành ngân hàng. Mẫu mà nghiên cứu sử dụng là 295 nhân viên đang làm việc tại 5 ngân hàng thương mại cổ phần điển hình trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu sử dụng thơng kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy cả bốn thành phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm thiện nguyện đều ảnh hưởng tích cực đến niềm tin vào tổ chức của nhân viên ngân hàng. Từ niềm tin vào tổ chức dẫn đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên
24
ngân hàng. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý giải pháp giúp cho các ngân hàng nâng cao trách nhiệm xã hội.
Mối quan hệ giữa CSR và niềm tin vào tổ chức:
Theo kết quả phân tích hồi quy bội (R2 hiệu chỉnh =0,548) cho thấy cả 4 thành phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đều ảnh hưởng đáng kể đến niềm tin vào tổ chức của nhân viên với p <0,05. Trách nhiệm pháp lý có tầm ảnh hưởng lớn nhất với β=0,421. Điều này thể hiện các ngân hàng ln “tn thủ pháp luật”. Tiếp đó là trách nhiệm thiện nguyện với β=0,251 và trách nhiệm đạo đức với β=0,200. Trách nhiệm kinh tế có tác động thấp nhất với β=0,136. Như vậy, để nâng cao mối quan hệ giữa CSR và niềm tin vào tổ chức của nhân viên ngân hàng, các ngân hàng phải chú trọng đến trách nhiệm pháp lý, đồng thời quan tâm đến những nhân tố còn lại tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi nhân tố.
Mối quan hệ giữa niềm tin vào tổ chức và sự gắn kết với tổ chức:
Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ có ý nghĩa cũng được tìm thấy (p<0,05) của niềm tin vào tổ chức với 2 thành phần gắn kết tình cảm và gắn kết duy trì. Hệ số R2 hiệu chỉnh lần lượt là 0,471 và 0,428. Kết quả cho thấy niềm tin vào tổ chức của nhân viên có tác động đến gắn kết tình cảm (β= 0,688) và gắn kết duy trì nhân viên ngân hàng đối với tổ chức (β= 0,656).
Bình luận:
Nghiên cứu có nhiều điểm mới so với những nghiên cứu trước; đó là cả 4 thành phần của CSR đều có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin vào tổ chức trong khi Nghiên cứu của Yong - Ki Lee và các cộng sự (2012) tìm thấy chỉ có hai thành phần trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm thiện nguyện tác động dương đến niềm tin vào tổ chức. Như vậy, sự ảnh hưởng của các thành phần CSR đến niềm tin vào tổ chức sẽ khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem CSR như một lợi thế cạnh tranh trong quá trình xây dựng chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. Ngồi ra, nghiên cứu cịn đưa ra một số hàm ý giải pháp làm tăng niềm tin và sự gắn kết của nhân viên với ngân hàng dựa trên các yếu tố của CSR. Những giải pháp này hữu hiệu tuy nhiên để thực hiện được cần phải
25
trải qua một quá trình dài hạn và yêu cầu các nhà quản lý ngân hàng phải có tầm nhìn, chiến lược và có những kế hoạch cụ thể.
Mơ hình nghiên cứu:
Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu của Hồng Thị Phƣơng Thảo & Huỳnh Long Hồ (2015)
(Nguồn: Theo Hoàng Thị Phương Thảo & Huỳnh Long Hồ, 2015)