Kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự hài lòng trong công việc và sự gắn kết với tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 91 - 93)

Nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự hài lòng trong công việc và cơ sở lý thuyết về sự gắn kết với tổ chức của người lao động. Nghiên cứu cũng trình bày cơ sở thực tiễn về CSR gồm: vấn đề về CSR ở Việt Nam và CSR trong lĩnh vực dệt may. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng lược khảo các nghiên cứu liên quan trong và ngồi nước, trình bày mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với sự hài lịng trong cơng việc, mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với sự gắn kết với tổ chức của người lao động, mối quan hệ giữa sự hài lịng trong cơng việc với sự gắn kết với tổ chức.

Trên cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự hài lịng trong cơng việc và lý thuyết về sự gắn kết với tổ chức, các nghiên cứu trước đây và nghiên cứu định tính của tác giả, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự hài lòng trong công việc và sự gắn kết với tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM. Mơ hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố: Trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm từ thiện, sự hài lịng trong cơng việc và sự gắn kết với tổ chức. Phương pháp nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước:

Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu.

79

Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự hài lịng trong cơng việc và sự gắn kết với tổ chức của người lao động. Khảo sát mẫu được thực hiện bằng việc phát bản khảo sát cho 300 người lao động tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM. Bản hỏi gồm 33 mục hỏi. Trong từng mục hỏi, thang đo Liker 5 mức độ: (1) Hoàn tồn khơng đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần khái niệm, phân tích nhân tố khẳng định CFA, mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kiểm định One – Sample – T – Test để phân tích đánh giá của người lao động về các yếu tố tác động đến sự hài lịng trong cơng việc và sự gắn kết với tổ chức của người lao động. Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích Anova, Independent Sample T-test để kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân với sự hài lịng trong cơng việc và sự gắn kết với tổ chức của người lao động.

Về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, có 300 người lao động tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM trả lời bản khảo sát. Số lượng người lao động là nam chiếm 38.7%, người lao động nữ chiếm 61.3%. Lao động có độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 28.3%, từ 25 đến 35 tuổi chiếm 40.3%, độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi chiếm 28.7% và trên 45 tuổi chiếm 27%.

Về hệ thống thang đo, bằng hệ số Cronbach’s Alpha, các thang đo đều đạt giá trị và độ tin cậy cao, trừ biến A46 (Cố gắng đáp ứng yêu cầu của các tổ chức phi chính phủ) thuộc thành phần trách nhiệm kinh tế và biến A66 (Cảm thấy rằng có q ít lựa chọn để xem xét rời khỏi doanh nghiệp) thuộc thành phần sự gắn kết với tổ chức.

Phân tích nhân tố khám phá EFA, ban đầu gồm 6 nhân tố và 33 biến quan sát, sau khi phân tích thì vẫn là 6 nhân tố nhưng chỉ còn 31 biến quan sát.

Nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình. Cụ thể, mối quan hệ giữa CSR với sự hài lịng trong cơng việc; mối quan hệ giữa CSR với sự

80

gắn kết với tổ chức của người lao động; mối quan hệ giữa sự hài lịng trong cơng việc và sự gắn kết với tổ chức. Kết quả kiểm định giả thuyết thu đươc: Cả 4 yếu tố trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện có tác động thuận chiều tới sự hài lịng trong cơng việc. Trong đó yếu tố trách nhiệm từ thiện tác động mạnh nhất tới sự hài lịng trong cơng việc với mức tác động 0.476, tiếp đến là trách nhiệm kinh tế với mức tác động là 0.397, trách nhiệm pháp lý với mức tác động 0.313 và cuối cùng là trách nhiệm đạo đức với mức tác động 0.194. Yếu tố trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện đều có tác động thuận chiều tới sự gắn kết với tổ chức với trọng số tác động lần lượt là 0.135, 0.271, 0.551, 0.303. Cuối cùng yếu tố sự hài lịng trong cơng việc cũng tác động cùng chiều với sự gắn kết với tổ chức có mức tác động bằng 0.38.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về sự hài lịng trong cơng việc theo thu nhập bình qn mỗi tháng của người lao động tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về sự gắn kết với tổ chức giữa nhóm lao động nam và nữ, sự khác nhau về sự gắn kết với tổ chức giữa các nhóm tuổi và thời gian cơng tác của người lao động tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự hài lòng trong công việc và sự gắn kết với tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)