II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
GIẤY VIỆT NAM ĐẾN NĂM
3.3 Tóm tắt chƣơng
Trong chƣơng này luận văn đã xác định đƣợc mục tiêu của chiến lƣợc kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành sản xuất bao bì giấy giai đoạn 2012 đến 2020. Trên cơ cở các ma trận đã đƣợc phân tích, đƣa ra các chiến lƣợc hỗ trợ cho chiến lƣợc then chốt là nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong ngành, để từ đó đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lƣợc đó:
− Chiến lƣợc Đầu tƣ, cải tạo và nâng cấp dây truyền sản xuất hiện có.
− Chiến lƣợc Marketing.
− Chiến lƣợc tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức.
Để thực hiện các chiến lƣợc hỗ trợ cần phải thực hiện một cách đồng bộ và phải đạt đƣợc sự nhất quán và quyết tâm thực hiện của tất cả các lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành. Đối với chiến lƣợc then chốt thì nó mang tính cơ hội rất cao và phụ thuộc vào năng lực của nhà quản trị, dự đoán thời điểm để thực hiện, tuy nhiên cần phải có sự hỗ trợ của nhà nƣớc thì chiến lƣợc mới có khả năng thực hiện đƣợc.
79
KẾT LUẬN
Việc các doanh nghiệp ngành sản xuất bao bì giấy Việt Nam lựa chọn chiến lƣợc cải tạo và nâng cấp dây truyền sản xuất kinh doanh hiện có để đầu tƣ mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chiến lƣợc tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức và chiến lƣợc marketing mở rộng thị trƣờng là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ các phân tích trong luận văn cho chúng ta thấy với nguồn vốn đầu tƣ hạn chế và tình hình kinh tế của Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đang lâm vào giai đoạn khủng hoảng thì việc tận dụng khả năng sáng tạo, tinh thần chịu khó, ham học hỏi của ngƣời Việt Nam sẽ đem lại những thành công đáng kể.
Khi thực thi chiến lƣợc nêu trên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bao bì Việt Nam chắc chắn chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng trong nƣớc, cá biệt có một số doanh nghiệp có khả năng vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Điều này không những có lợi cho chính các doanh nghiệp trong ngành mà còn có lợi cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam bởi vì khi đó:
Nền kinh tế có điều kiện và động lực để thúc đẩy tăng trƣởng và ổn định thông qua những tác động dây truyền từ các doanh nghiệp trong nƣớc.
Tiết kiệm đƣợc ngoại tệ do hạn chế nhập khẩu, tăng thêm thu nhập từ ngoại tệ nếu các doanh nghiệp có thể xuất khẩu đƣợc sản phẩm của mình.
Giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho ngƣời lao động góp phần vào sự ổn định và phát triển của xã hội.
Từ những phân tích ở trên đây, có thể đi đến kết luận rằng việc lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành sản xuất bao bì giấy Việt Nam là tƣơng đối hợp lý và khả thi về mọi mặt trong điều kiện hiện nay.
Có thể nói đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về chiến lƣợc kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành sản xuất bao bì giấy của Việt Nam nói chung và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy, đề tài này cũng góp một phần vào việc
80
hệ thống hóa những cơ sở lý luận liên quan đến sự hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của ngành và một phần nào đó là đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc kinh doanh cụ thể cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy trong giai đoạn hiện nay. Vì đề tài này nghiên cứu những vấn đề chung nhất của các doanh nghiệp trong ngành nên việc áp dụng cụ thể vào từng doanh nghiệp cụ thể cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù riêng của từng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của đề tài này là các số liệu dùng để nghiên cứu chƣa đƣợc cập nhật một cách kịp thời, có những số liệu có thể không đƣợc chính xác, cùng với việc đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chuyên gia nên một số vấn đề có thể đƣợc đánh giá theo hình thức chủ quan, cảm tính.
81