Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bao bì giấy

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH CHO NGÀNH sản XUẤT BAO bì GIẤY VIỆT NAM GIAI đoạn 2012 2020 (Trang 111)

II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

10 Tổng cục Hải quan.Các sản

2.3.3 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bao bì giấy

doanh nghiệp trong ngành sản xuất bao bì giấy

2.3.3.1 Điểm mạnh

Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu bột giấy và khả năng tận dụng các loại giấy phế liệu nhờ vào mạng lƣới những ngƣời thu gom.

Tốc độ tăng trƣởng cao, tính trung bình trong giai đoạn 2000 – 2010 sản lƣợng sản xuất giấy tăng khoảng 16%/năm, trong đó mảng giấy dùng cho bao bì – nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lƣợng ngành giấy – có tốc độ tăng trƣởng cao nhất với tốc độ tăng trung bình 27%/năm.

Nguồn nhân lực dồi dào, khả năng khéo léo của ngƣời Việt trong việc sản xuất ra những mặt hàng bao bì có độ thẩm mỹ cao và giá nhân công rẻ cũng là một lợi thế với sự phát triển của ngành sản xuất bao bì giấy. Hiện nay, đa số các loại bao bì nhỏ, gọn nhƣ các loại hộp đựng quà, đồ trang sức, các loại túi sách thời trang làm bằng chất liệu giấy đều do các hộ gia đình sản xuất theo phƣơng thức tận dụng thời gian rảnh rỗi và lực lƣợng lao động thời vụ. Nếu biết phát huy tốt ƣu điểm này, đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh không nhỏ của ngành.

2.3.3.2 Điểm yếu

Công suất sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam còn nhỏ so với thế giới do đó các doanh nghiệp giấy bao bì Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh theo quy mô.

Trình độ công nghệ sản xuất giấy và bao bì giấy còn lạc hậu dẫn đến tình trạng sản xuất kém hiệu quả và ô nhiễm môi trƣờng. Đối với các loại bao bì giấy

54

thời trang cao cấp, chúng ta lại hầu nhƣ không chủ động đƣợc trong khâu thiết kế mẫu mã, vì vậy lợi nhuận lại phần lớn rơi vào tay ngƣời khác.

Ngành giấy và bao bì giấy chịu sự điều tiết khá chặt chẽ của nhà nƣớc. Hiện nay, giá bán giấy của Tổng công ty giấy Việt Nam vẫn chịu sự điều chỉnh của chính phủ do không theo kịp đƣợc diễn biến của thị trƣờng. Điều này làm mất đi sự linh hoạt và chủ động trong điều tiết quá trình sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp giấy hầu nhƣ chƣa chủ động đƣợc nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất, tỷ trọng nhập khẩu bột giấy vẫn còn là rất cao, điều này làm ảnh hƣởng sự ổn định cũng nhƣ chi phí sản xuất.

Do lệ thuộc vào bột nhập khẩu nên sức cạnh tranh của ngành giấy rất yếu. Dây truyền bột lớn nhất nƣớc ta hiện nay chỉ đạt công suất 61.000 tấn/năm, trong khi ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) là 1.000.000 tấn/năm. Máy xeo giấy lớn nhất của ta có công xuất 50.000 tấn/năm, chiều rộng lƣới là 4,15m, tốc độ 600 – 700m/phút. Còn ở Trung Quốc là 800.000 tấn/năm, chiều rộng lƣới 10,4m và tốc độ

2.000m/phút.

Hợp tác nội bộ trong ngành cũng kém, tại xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có những gia đình có ba dây truyền sản xuất giấy nhƣng cả ba dây truyền đều cùng mua của một hãng, cùng một công suất nhƣ nhau11. Phƣơng thức mua chịu, bán chịu là chủ yếu nên khi một khâu gặp khó khăn là sẽ kéo theo tất cả các khâu khác phải chịu. Rất ít cơ sở chịu công khai giá mua bán nguyên vật liệu mà che dấu rất kỹ dẫn đến việc liên tục bị ép giá trong quá trình đàm phán.

2.3.3.3 Cơ hội

Nhu cầu sử dụng giấy trong xã hội rất lớn khi nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển và dân số Việt Nam ngày càng tăng.

Năng lực sản xuất còn thấp, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, sản xuất trong nƣớc vẫn chƣa đáp ứng đƣợc tiêu dùng, đặc biệt là nhóm sản phẩm tiêu thụ lớn

11

55

nhất. Hiện nay sản xuất nội địa mới chỉ đáp ứng đƣợc dƣới 60% nhu cầu ở các sản phẩm tiêu thụ chính là giấy bao bì, giấy in, giấy viết ở phân khúc thị trƣờng từ thấp đến trung bình. Các loại giấy chất lƣợng cao vẫn còn phải nhập khẩu. Đây là một phân khúc thị trƣờng hầu nhƣ còn bỏ ngỏ mà chƣa đƣợc các doanh nghiệp Việt nam quan tâm đúng mức.

Ngành giấy và bao bì giấy là ngành vẫn hấp dẫn đầu tƣ, thu hút nguồn vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài khi số lƣợng doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nƣớc ngoài liên tục tăng trong thời gian qua.

Hiện nay, mức tiêu thụ giấy tiêu dùng bình quân trên đầu ngƣời trên thế giới đạt khoảng 4kg/ngƣời/năm, trong đó châu Âu và bắc Mỹ lên tới 30kg/ngƣời/năm, còn ở Việt Nam chƣa đến 1kg/ngƣời/năm12. Điều này cho chúng ta thấy tiềm năng của Việt Nam hiện tại còn rất lớn.

2.3.3.4 Thách thức

Phân bổ nguồn nguyên vật liệu và nhà máy chƣa hợp lý. Quy hoạch nguồn nguyên vật liệu và nhà máy chủ yếu tập trung ở Miền Bắc và Miền Trung, trong khi năng lực sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ lại tập trung mạnh nhất ở Miền Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của hàng nhập khẩu, đặc biệt là ở các phân khúc bao bì giấy cao cấp nhƣ bao bì sử dụng cho ngành thực phẩm, đồ uống (sữa, nƣớc ép trái cây…) và những mặt hàng có kích cỡ lớn nhƣ bao bì sử dụng trong ngành điện máy, điện tử…

Ngành giấy và bao bì giấy đang trong quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ, các doanh nghiệp bao bì giấy phải chuyển từ chế độ bao cấp sang kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng nên bƣớc đầu sẽ có nhiều khó khăn và thách thức.

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH CHO NGÀNH sản XUẤT BAO bì GIẤY VIỆT NAM GIAI đoạn 2012 2020 (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w