Ma trận các yếu tố bên trong (IFE marix – Internal Factor Evaluation matrix)

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH CHO NGÀNH sản XUẤT BAO bì GIẤY VIỆT NAM GIAI đoạn 2012 2020 (Trang 77)

II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1. Ảnh hưởng của nền kinh tế

1.3.3 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE marix – Internal Factor Evaluation matrix)

Evaluation matrix)

Bƣớc cuối cùng trong việc phân tích tình hình nội bộ là xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE). Công cụ hình thành chiến lƣợc này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và nó cũng cung cấp cơ sở để xác đinh và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. Ma trận IFE có thể đƣợc phát triển theo 5 bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Lập danh mục từ 10 đến 20 yếu tố bao gồm những điểm mạnh và điểm yếu ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Bƣớc 2: Ấn định tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng đƣợc ấn định cho mỗi yếu tố cho thấy

20

tầm quan trọng tƣơng đối của yếu tố đó với sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Không kể yếu tố chủ yếu là điểm mạnh hay là điểm yếu bên trong, các yếu tố đƣợc xem là có ảnh hƣởng lớn nhất đối với thành quả hoạt động của tổ chức phải đƣợc cho là có tầm quan trọng nhất. Tổng cộng của tất cả các mức độ quan trọng này phải bằng 1,0.

Bƣớc 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố sẽ biểu thị yếu tố có đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4). Nhƣ vậy sự phân loại này dựa trên cơ sở doanh nghiệp trong khi mức độ quan trọng ở bƣớc 2 dựa trên cơ sở ngành.

Bƣớc 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan trọng của từng yếu tố.

Bƣớc 5: Cộng tất cả các điểm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.

Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ 1 đến 4 điểm, sẽ không phụ thuộc vào các yếu tố trong ma trận. Nếu tổng số điểm dƣới 2,5 điểm doanh nghiệp yếu về nội bộ, nếu tổng số điểm trên 2,5 doanh nghiệp mạnh về nội bộ.

Bảng 1.3: Ví dụ về ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.

(Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp – Chiến lược và chính sách kinh doanh, trang 103)

Yếu tố bên trong chủ yếu Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

21

1.3.4 Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ (SWOT: Strength –Weaknesses, Opportunities – Threaten) Weaknesses, Opportunities – Threaten)

Ma trận điểm yếu - điểm mạnh, cơ hội - nguy cơ (SWOT) là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 04 loại chiến lƣợc sau: các chiến lƣợc điểm mạnh - cơ hội (SO), chiến lƣợc điểm mạnh - điểm yếu (SW), chiến lƣợc điểm mạnh - nguy cơ (ST), và chiến lƣợc điểm yếu - nguy cơ (WT). Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận SWOT, nó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt, và sẽ không có một kết hợp tốt nhất.

Các chiến lƣợc SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể đƣợc sử dụng để lợi dụng những xu hƣớng và biến cố của môi trƣờng bên ngoài. Thông thƣờng, các tổ chức sẽ theo đuổi chiến lƣợc WO, ST hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lƣợc SO. Khi một công ty có những điểm yếu lớn hơn thì nó sẽ cố gắng vƣợt qua, làm cho chúng trở thành điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào cơ hội.

Các chiến lƣợc WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhƣng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác hiệu quả những cơ hội này.

Các chiến lƣợc ST sử dụng các điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hƣởng của những mối đe dọa bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức vững mạnh luôn luôn gặp những mối đe dọa từ môi trƣờng bên ngoài.

Các chiến lƣợc WT là những chiến lƣợc phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong mà tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trƣờng bên ngoài.

22

Để lập một ma trận SWOT phải thực hiện 8 bƣớc sau đây:

Bƣớc 1- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty;

Bƣớc 2- Liệt kê những yếu tố bên trong công ty;

Bƣớc 3- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty;

Bƣớc 4- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty;

Bƣớc 5- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc SO vào ô thích hợp;

Bƣớc 6- Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc WO;

Bƣớc 7- Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc ST;

Bƣớc 8- Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc WT.

Bảng 1.4: Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH CHO NGÀNH sản XUẤT BAO bì GIẤY VIỆT NAM GIAI đoạn 2012 2020 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w