Các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH CHO NGÀNH sản XUẤT BAO bì GIẤY VIỆT NAM GIAI đoạn 2012 2020 (Trang 107)

II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 2.1 Giới thiệu khái quát về ngành sản xuất bao bì giấy

2.3.2.1 Các đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh chính là các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam.

Sau hơn 20 năm mở cửa mời gọi đầu tƣ, năm 2010 ngành giấy đã bắt đầu khởi sắc với 8 dự án mới đƣợc đầu tƣ xây dựng, tập trung vào các sản phẩm chính là giấy bao bì công nghiệp, giấy in viết và giấy tiêu dùng với tổng công suất khoảng 430.000 tấn/năm. Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai mua lại 4 dây truyền sản xuất bột giấy và giấy của Canađa với khoảng 6.000 tỷ đồng để đầu tƣ nhà máy mới tại Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Kon Tum và Đồng Nai, trong đó có ba dự án sản xuất bột giấy đã nhen nhóm nhiều hi vọng sản lƣợng giấy trong nƣớc tăng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội.

Nguồn giấy FDI cho ngành giấy cũng có tín hiệu tích cực khi dự án liên doanh công ty SCG Paper của Thái Lan và nhà sản xuất bao bì của Nhật Bản Rengo xây dựng công ty giấy Vina Karaft tại Bình Dƣơng với tổng vốn đầu tƣ 3.351 tỷ đồng. Công ty cổ phần giấy Sài Gòn (SGP) cũng đã đầu tƣ xây dựng nhà máy Mỹ Xuân 2 tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo đó công ty đã đầu tƣ 100 triệu USD mua máy móc thiết bị mới nhất trên thế giới có tuổi thọ trên 30 – 40 năm. Đây là đơn vị duy nhất trong nƣớc cùng lúc sản xuất hai mảng giấy công nghiệp và giấy tiêu dùng. Theo hiệp hội Giấy – Bột giấy Việt Nam, hiện nay đa số các doanh nghiệp ngành giấy còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhƣng nếu các dự án đầu tƣ vào ngành giấy đƣợc triển khai theo đúng tiến độ và kế hoạch, toàn ngành sẽ đạt khoảng 2,8 triệu tấn/năm. Với nhu cầu tiêu dùng nội địa khoảng 2,2 triệu tấn, có khả năng ngành giấy sẽ dƣ thừa để xuất khẩu.

Một phần của tài liệu CHIẾN lược KINH DOANH CHO NGÀNH sản XUẤT BAO bì GIẤY VIỆT NAM GIAI đoạn 2012 2020 (Trang 107)