Mục tiêu điều chỉnh lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 26 - 30)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Mục tiêu điều chỉnh lợi nhuận

2.2.1 Thu hút đầu tƣ.

Một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến quyết định đầu tƣ vào một doanh nghiệp của nhà đầu tƣ chính là dựa vào tình hình tài chính của doanh nghiêp, đặc biệt đó là chỉ tiêu lợi nhuận. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp niêm yết tiến hành phát hành thêm cổ phiếu thì nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có những tác động điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận nhằm thu hút nhà đầu tƣ đầu tƣ vào doanh nghiệp.

Đột biến kết quả doanh thu và lợi nhuận là một trong những “thủ thuật” thƣờng đƣợc doanh nghiệp áp dụng trong các kỳ phát hành thêm để gọi vốn từ nhà đầu tƣ. Doanh thu và lợi nhuận gia tăng đột biến không những giúp đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh (cao hơn giá chào bán) tạo thêm tính hấp dẫn cho cổ phiếu phát hành

thêm, mà còn thu hút sự chú ý của dòng tiền đổ mạnh vào các cổ phiếu này với kỳ vọng kết quả kinh doanh tích cực sẽ tiếp tục đƣợc duy trì trong thời gian tới.

Kasanen và cộng sự (1996) sử dụng 37 công ty Phần Lan trong khoảng thời gian từ 1970-1989, tìm thấy bằng chứng và kết luận rằng, các công ty điều chỉnh tăng lợi nhuận để làm hài lịng cổ đơng là các tổ chức. Theo nghiên cứu của Graham và cộng sự (2005) sử dụng phƣơng pháp phân tích tƣơng quan và mơ tả thống kê thực hiện nghiên cứu động cơ điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty niêm yết ở Anh và đƣa ra kết luận rằng, nhà quản trị các công ty niêm yết rất quan tâm đến việc đáp ứng tiêu chuẩn lợi nhuận kế hoạch đã đề ra và thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận để giữ giá cổ phiếu ổn định hoặc tăng giá cổ phiếu. Đồng thời, để nâng cao uy tín và năng lực điều hành của ban giám đốc điều hành. Bên cạnh đó, Ambrose và Bian (2010) tìm thấy bằng chứng cho rằng, giá thị trƣờng của cổ phiếu là động cơ để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận.

Phạm Thị Bích Vân (2013) thực hiện nghiên cứu động cơ điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 của 112 công ty. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các công ty này thực hiện điều chỉnh lợi nhuận để tránh báo cáo lỗ, tránh vi phạm hợp đồng đi vay, san bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế tốn, duy trì khả năng sinh lời của tài sản, nhằm thu hút nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp doanh nghiệp muốn phát hành thêm cổ phiếu.

2.2.2 Thù lao của nhà quản lý

Lý thuyết đại diện đƣợc phát triển bởi Jensen và Meckling (1976). Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên đƣợc ủy quyền. Giải pháp để giảm chi phí ủy quyền là thông qua hợp đồng giữa các cổ đơng và nhà quản lý theo hƣớng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trƣờng của cơng ty và tối đa hóa lợi nhuận cơng ty. Phần lớn các kế hoạch khen thƣởng này dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện trên BCTC, nhà quản lý sẽ tìm cách điều chỉnh BCTC thơng qua vận dụng tính linh hoạt của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Để hạn chế những hành vi tƣ lợi của ngƣời quản lý cần có kế hoạch trả lƣơng

Trong thực tế, các doanh nghiệp niêm yết có chế độ trả lƣơng hoặc trả thƣởng cho ban điều hành gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận, vì vậy nhà quản lý sẽ tìm cách tăng lợi ích của mình thơng qua hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Dye (1988) cho rằng, hợp đồng thù lao của nhà quản lý là một trong các mục tiêu quan trọng mà nhà quản lý tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tƣơng tự nhƣ vậy, Healy (1985) tìm thấy bằng chứng cho rằng, tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa điều chỉnh lợi nhuận và hợp đồng lƣơng (thƣởng) của nhà quản lý; đặc biệt là nhà quản lý có thể báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt mức lợi nhuận kế hoạch. Một nghiên cứu khác đƣợc thực hiện bởi Bergstresser và Philippon (2006) sử dụng phƣơng pháp hồi quy bội để nghiên cứu các công ty ở Mỹ trong năm 1996 và sử dụng mơ hình Modified Jones để xác định hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý, cho thấy tồn tại hành động điều chỉnh lợi nhuận tăng nếu thù lao của nhà quản trị đƣợc xác định dựa trên giá trị cổ phiếu và quyền chọn mua cổ phiếu.

Từ lý thuyết tín hiệu cho thấy mối quan hệ giữa nhà quản lý và chủ sở hữu đƣợc thoả thuận thông qua hợp đồng thù lao của nhà quản trị và các doanh nghiệp có xu hƣớng trả lƣơng thƣởng dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên BCKQHĐKD. Do đó, trong trƣờng hợp doanh nghiệp tiến hành phát hành thêm cổ phiếu, nhà quản trị sẽ có xu hƣớng điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm thu hút đầu tƣ đồng thời nâng cao thù lao của mình. Giá cổ phiếu tăng cao cũng là cách làm tăng giá trị doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ hƣởng lợi thông qua kế hoạch lƣơng thƣởng của cổ đông dành cho nhà quản trị do đã đạt đƣợc mục tiêu phát hành thêm cổ phiếu của doanh nghiệp.

2.2.3 Ký kết hợp đồng

Hợp đồng vay thƣờng đƣợc các chủ nợ sử dụng để bảo vệ quyền lợi của họ trƣớc hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Ở các nƣớc phát triển, hợp đồng vay có một số điều khoản ràng buộc sau: cơng ty đi vay phải duy trì mức tài sản hữu hình đáp ứng một mức cụ thể nào đó; hoặc phải đáp ứng những yêu cầu tối

thiểu về công bố thông tin theo quy định; hoặc phải duy trì một mức bảo hiểm cụ thể nào đó về nợ vay; hoặc mức lợi nhuận tối thiểu; hoặc mức cổ tức tối thiểu…Nếu vi phạm, các chủ nợ có thể tăng tỷ lệ lãi suất đối với các khoản nợ hoặc yêu cầu doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ ngay lập tức. Vì các chủ nợ cho rằng, nếu doanh nghiệp làm ăn khơng có lãi thì khả năng thanh tốn nợ cho họ khó khăn hơn. Do đó các nhà quản trị có xu hƣớng tăng lợi nhuận nhằm để tránh vi phạm hợp đồng đi vay và tránh rắc rối khác đối với việc đi vay.

Trong trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết, lợi nhuận của doanh nghiệp vào kỳ liền trƣớc có xu hƣớng điều chỉnh tăng nhằm thu hút nhà đầu tƣ, dựa vào tình hình đó, việc đi vay của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn, nhà quản trị sẽ có động cơ tiến hành các hợp đồng vay nhằm huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Với quy mô mẫu là 1 674 quan sát các công ty ở Canada và 1 470 quan sát công ty Pháp, Othman và Zeghal (2006) thực hiện nghiên cứu động cơ điều chỉnh lợi nhuận và rút ra kết luận rằng, ở cả hai nƣớc Canada và Pháp, điều chỉnh lợi nhuận có quan hệ với động cơ hợp đồng vay và cịn nhằm mục đích phát hành cổ phiếu.

2.2.4 Đáp ứng quy định từ nhà nƣớc (Thuế, chứng khốn)

Các cơng ty niêm yết thƣờng bị giám sát sự tuân thủ các chính sách, quy định của nhà nƣớc bởi các bên liên quan, đặc biệt là kiểm toán độc lập và ủy ban chứng khốn. Các chính sách, quy định từ phía nhà nƣớc là một trong những động cơ mạnh mẽ để nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận. Bởi vì, các chính sách, quy định trên có thể làm phát sinh chi phí mà chính các cơng ty phải gánh chịu. Ví dụ: việc thay đổi chính sách thuế, ƣu đãi về vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định về điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc những lần sau, quy định về công bố thông tin, quy định về điều kiện bị hủy niêm yết bắt buộc,… Chính những chính sách vĩ mơ này ảnh hƣởng đến hành vi của nhà quản trị. Nhà quản trị sẽ làm mọi cách để tránh những tác động bất lợi cho chính họ.

Trong trƣờng hợp doanh nghiệp muốn phát hành thêm cổ phiếu trong quá trình hoạt động, thì theo quy định điều 12, chƣơng 2, Luật chứng khoán 2006 ở Việt Nam cho biết doanh nghiệp muốn tiến hành phát hành thêm cổ phiếu thì hoạt động kinh doanh của năm liền trƣớc năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời khơng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán. Để đáp ứng điều kiện đó, nhà quản lý bắt buộc phải điều chỉnh lợi nhuận phù hợp với điều kiện phát hành thêm cổ phiếu của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)