Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 52 - 64)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mơ hình nghiên cứu dự tính và giả thuyết nghiên cứu

3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu

3.2.2.1 Biến phụ thuộc phản ánh hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Phát hành thêm cổ phiếu là hình thức huy động vốn qua TTCK làm cho quy mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên. Phát hành thêm cổ phiếu có nhiều ƣu điểm, trong đó nổi bật nhất là không tạo quá nhiều áp lực trả nợ cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Các cơng ty tăng vốn có nhiều lý do khác nhau chủ yếu là huy động vốn cho các dự án đầu tƣ dài hạn, nhƣng cũng khơng ít doanh nghiệp huy động vốn chỉ vì mục đích đảm bảo số vốn điều lệ tối thiểu 80 tỉ đồng, đủ điều kiện niêm yết tại các sở giao dịch chứng khoán. Và doanh nghiệp đang muốn huy động vốn theo phƣơng án phát hành thêm cổ phiếu phải thoả mãn điều kiện “hoạt động kinh doanh của năm liền trƣớc năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời khơng có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán”. Nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính hoặc làm ăn thua lỗ, có nhiều khả năng điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC để

Đặc điểm quản trị công ty:

- Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập (HĐQT)

Đặc điểm công ty:

- Quy mô công ty (QMDN) - Địn bẩy tài chính (ĐBTC)

Nhân tố bên ngồi:

- Kiểm tốn độc lập (KTĐL)

Điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu (DA)

Cấu trúc sở hữu:

- Tỷ lệ sở hữu công ty đại diện là các tổ chức (SHTC)

- Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn không nằm trong BĐH của công ty (SHCĐL)

đủ điều kiện phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng vốn cứu vãn tình hình tài chính khó khăn.

Bên cạnh đó, lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng đƣợc trình bày trên BCTC và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tƣ trong việc lựa chọn doanh nghiệp để thực hiện đầu tƣ. Lợi nhuận càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời trong tƣơng lai của các công ty niêm yết trong tƣơng lai đƣợc đánh giá càng cao, triển vọng tăng trƣởng của công ty cao dẫn đến giá trị trƣờng của cổ phiếu càng cao, chính vì vậy các nhà đầu tƣ thƣờng nhìn vào đó để đầu tƣ. Chính vì vậy, nhà quản trị thƣờng có xu hƣớng điều chỉnh tăng lợi nhuận trong trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu để làm đẹp BCTC và thu hút nhà đầu tƣ, và điều đó làm cho nhà đầu tƣ là ngƣời phải gánh chịu thiệt hại khi mà doanh nghiệp không thực sự hoạt động tốt nhƣ những gì mà báo cáo thể hiện.

Dựa vào kết quả nghiên cứu thực chứng trƣớc đây nhƣ “Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM” của tác giả Thái Thị Hằng (2014) đã đƣa ra kết luận có 69,1% cơng ty niêm yết điều chỉnh tăng lợi nhuận trƣớc khi phát hành thêm cổ phiếu trong giai đoạn 2010-2012; “Sử dụng mơ hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận trƣờng hợp các công ty niêm yết ở HOSE phát hành thêm cổ phiếu năm 2013” của tác giả Phan Thị Thuỳ Dƣơng (2014) đã đƣa ra kết luận có 75% cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM điều chỉnh tăng lợi nhuận trƣớc khi phát hành thêm cổ phiếu, đồng thời tác giả nghiên cứu mơ hình các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đến điều chỉnh lợi nhuận của các cơng ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu.

Về mặt bản chất, các cơng ty có điều chỉnh lợi nhuận sẽ làm phát sinh giá trị của biến dồn tích có thể điều chỉnh (DA) khác 0. Khi cơng ty có phát hành thêm cổ phiếu thì sẽ có khả năng cơng ty đó điều chỉnh lợi nhuận theo hƣớng tăng để làm đẹp thông tin trên BCTC, thu hút nhà đầu tƣ. Vì vậy, với các cơng ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu thì chúng ta sẽ dựa vào giá trị DA để biết đƣợc cơng ty có

phát hành thêm cổ phiếu thì DA > 0 vì nó có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Phần đo lƣờng bằng giá trị của biến dồn tích có thể điều chỉnh của cơng ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu (ký hiệu DA) sẽ đƣợc tác giả sẽ trình bày cụ thể trong phần đo lƣờng các biến.

3.2.2.2 Các giả thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập

Theo lý thuyết đại diện, để hạn chế sự tƣ lợi của ngƣời quản lý cơng ty thì các cổ đơng thiết lập cơ chế giám sát thông qua HĐQT, là một bộ phận quan trọng hợp thành cơ cấu tổ chức của đơn vị và nó đóng vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu vấn đề nảy sinh vốn có do sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong các doanh nghiệp niêm yết. Nói cách khác, hoạt động của HĐQT đƣợc mong đợi là bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông của công ty thông qua việc giám sát các hoạt động của ban giám đốc.

Đặc biệt là sau hàng loạt công ty bị phá sản nhƣ: Enron, Worldcom, Qwest…thì vai trị của HĐQT và nhất là thành viên HĐQT độc lập không điều hành đƣợc các cổ đơng, nhà ban hành chính sách quan tâm nhiều hơn. Các cổ đông nhận thức đƣợc những nguy cơ tiềm ẩn nếu HĐQT yếu kém và số lƣợng thành viên HĐQT độc lập không điều hành chiếm tỷ lệ nhỏ. Thành viên HĐQT độc lập không điều hành làm việc đóng vai trị nhƣ là cơ chế giám sát tin cậy để làm giảm hiện tƣợng thông tin bất đối xứng giữa nhà quản trị và cổ đông. Họ đƣợc xem là “rào chắn” để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐQT và Ban giám đốc cơng ty. Từ đó nâng cao giá trị vốn đầu tƣ của cổ đơng nói riêng và giá trị cơng ty nói chung

Quy chế về Quản trị Công ty ở Việt Nam mới chỉ phân biệt thành viên HĐQT điều hành và không điều hành (bao gồm thành viên HĐQT độc lập). Theo đó một phần ba (1/3) trong số thành viên HĐQT phải là thành viên không điều hành và không quy định gì về số lƣợng thành viên HĐQT độc lập cần có (Thơng tƣ 38/2007 ngày 18/4/2007 và Thông tƣ 09/2010 ngày 15/01/2010). Chính vì vậy, chức năng giám sát độc lập của thành viên HĐQT độc lập khơng phát huy tác dụng,

nhƣng góp phần làm giảm sự xung đột về lợi ích giữa cổ đơng và nhà quản lý bởi vì họ thực hiện chức năng giám sát một cách độc lập.

Nhƣ đã lập luận phần trƣớc, tỷ lệ thành viên HĐQT đƣợc xem là một nhân tố cần đƣợc xem xét mức độ ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý của các công ty niêm yết trong trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu. Nhà quản lý có thể thực hiện điều chỉnh lợi nhuận trong nhiều trƣờng hợp, với những mục đích khác nhau, nhƣng với mục tiêu chung là đƣợc trả lƣơng thƣởng dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu, nhà đầu tƣ có khả năng thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận, vì muốn đạt đƣợc kế hoạch thu hút nhà đầu tƣ, tăng nguồn vốn tài trợ, làm hài lịng cổ đơng của công ty do kế hoạch đặt ra đã đƣợc thực hiện, đồng thời vấn đề lƣơng thƣởng của nhà quản lý có thể đƣợc tăng lên do đã đáp ứng đƣợc u cầu của cổ đơng, chính là chủ sở hữu của công ty.

Dựa trên cơ sở này, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trong tổng số thành viên HĐQT đƣợc sử dụng làm biến độc lập để nghiên cứu.

Từ những lập luận trên, giả thuyết sau đƣợc đặt ra

H1: Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập của doanh nghiệp càng cao thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC của công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu càng ít.

Kiểm tốn độc lập

Theo lý thuyết đại diện, nhằm làm giảm sự xung đột lợi ích, thơng tin giữa ngƣời đại diện và ngƣời chủ thì phía ngƣời chủ cần có các biện pháp giám sát. Một trong những biện pháp giám sát là thông qua kiểm tốn độc lập (cơ quan bên ngồi độc lập) và đƣơng nhiên ngƣời chủ phải chịu chi phí đại diện (cụ thể là chi phí kiểm tốn). Điều này có nghĩa là, hoạt động của kiểm tốn độc lập đƣợc kỳ vọng làm cho thông tin trên BCTC trung thực, hợp lý hơn.

Thêm vào đó, cho dù hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty có tốt đến mấy thì trong bản thân hệ thống kiểm sốt nội bộ vẫn có những hạn chế nhất định nhƣ:

địi hỏi chi phí bỏ ra cho kiểm sốt phải có hiệu quả, nghĩa là chi phí của kiểm sốt nội bộ phải nhỏ hơn các tổn thất do sai sót và gian lận gây ra. Kiểm sốt nội bộ do ngƣời quản lý đơn vị tổ chức và điều hành nên nó khơng thể phát hiện và ngăn chặn đƣợc sự gian lận của chính ngƣời quản lý. Một phần lớn tác dụng của kiểm soát nội bộ dựa trên sự phân cơng phân nhiệm do đó kiểm sốt nội bộ có thể bị vơ hiệu hóa khi có sự thông đồng giữa các nhân viên và thông đồng giữa nhân viên đơn vị với bên ngồi. Kiểm sốt nội bộ thƣờng tập trung vào việc đối phó các nghiệp vụ thơng thƣờng hoặc dự kiến đƣợc, vì thế khó có thể phát hiện đƣợc các sai phạm đột xuất hay bất thƣờng.

Xuất phát từ lý thuyết đại diện, mục đích của kiểm tốn độc lập và những hạn chế vốn có của hệ thống kiểm sốt nội bộ của các công ty nên việc sử dụng kiểm toán độc lập nhƣ là một cơ chế giám sát bên ngoài độc lập nhằm đảm bảo rằng những thơng tin tài chính đƣợc cơng bố bởi các công ty là trung thực, hợp lý và khơng có sai sót trọng yếu.

Các cơng ty kiểm toán độc lập đƣợc phép kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam đƣợc chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: Bốn cơng ty kiểm tốn quốc tế (Big Four) bao gồm: Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst & Young, KPMG và PricewaterhouseCoopers. Nhóm 2: Các cơng ty kiểm toán khác. Các cơng ty kiểm tốn của nhóm thứ nhất đƣợc kỳ vọng có cơ chế quản lý tốt hơn, kiểm tốn viên của các cơng ty này đƣợc cho là đào tạo bài bản và chun nghiệp hơn. Chính vì vậy, BCTC đƣợc kiểm tốn bởi các cơng ty này đƣợc cho là có độ trung thực cao hơn và hữu ích hơn cho ngƣời sử dụng thơng tin.Điều này có nghĩa là mức độ điều chỉnh lợi nhuận ít đi.

Trong chƣơng 2 khi tiến hành lập luận các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý các công ty niêm yết trong trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu, tác giả nhận thấy sự cần thiết trong việc xem xét tác động của nhân tố kiểm toán độc lập đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu. Do vai trị của kiểm tốn độc lập là ln đảm bảo BCTC của các công ty niêm yết luôn trung thực và hợp lý, đủ tin cậy để cho nhà đầu tƣ, chủ nợ

và các bên liên quan có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính của cơng ty. Đặc biệt trong trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu, thì vấn đề trung thực, hợp lý và tính chính xác về các chỉ tiêu trên BCTC càng đƣợc quan tâm và chú trọng nhiều hơn, do nhà đầu tƣ cần phải có thơng tin chính xác thì mới quyết định có thực hiện đầu tƣ vào cơng ty này hay khơng, lúc này vai trị của kiểm tốn viên càng đƣợc đƣợc quan tâm nhiều hơn. Vì vậy cơng ty niêm yết đƣợc kiểm tốn bởi các cơng ty Big Four vào năm trƣớc năm phát hành thêm cổ phiếu đang dành đƣợc sự tin tƣởng cao từ các bên liên quan, do sự chuyên nghiệp, kiến thức vững, đƣợc đào tạo bài bản, và hoạt động hiệu quả, chất lƣợng, đặc biệt các công ty kiểm tốn Big Four có mơi trƣờng hoạt động trong và ngồi nƣớc, đặt vấn đề uy tín lên hàng đầu.

Trên cơ sở này, kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn Big Four đƣợc sử dụng làm biến độc lập để nghiên cứu.

Dựa trên lý thuyết đại diện và từ những lập luận ở trên, nghiên cứu này đặt ra giả thuyết sau.

H2: Những cơng ty đƣợc kiểm tốn bởi Big Four thì điều chỉnh lợi nhuận thấp hơn

Quy mơ doanh nghiệp

Về mặt lý thuyết, các cổ đông của một công ty phải là ngƣời điều hành các hoạt động của nó. Tuy nhiên vì số lƣợng cổ đơng của một cơng ty niêm yết thƣờng khá lớn, để tiến hành một quyết định bất kì của cơng ty mà cần sự thống nhất tất cả cổ đơng là chuyện khó có thể thực hiện. Và khơng phải tất cả cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp đều có thể điều hành mọi hoạt động của một doanh nghiệp có quy mơ lớn và phức tạp, ngƣời điều hành đó phải có kỹ năng và phẩm chất nhất định. Chính vì vậy, trong thực tế, các cơng ty có quy mơ lớn thƣờng đƣợc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các tổng giám đốc (giám đốc) điều hành. Chính vì điều này làm phát sinh các vấn đề liên quan đến tính đại diện (theo lý thuyết đại diện).

Theo Barton và Simko (2002), những công ty lớn đối mặt với áp lực lớn trong việc điều chỉnh lợi nhuận để đáp ứng sự kỳ vọng của giới phân tích thị trƣờng.

dài và có quy mơ lớn thì thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm phát hành thêm cổ phiếu.

Cơng ty có quy mơ lớn nên nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh nhiều. Đây là cơ hội để các nhà quản trị vận dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán một cách khôn khéo, luồn lách để đạt đƣợc mục tiêu của nhà quản trị. Hơn nữa cơng ty có quy mô lớn nên quyền lực của nhà quản trị lớn, nhà quản trị có thể lạm quyền của mình để thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận và qua mặt cả hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.

Đây là các điều kiện thuận lợi giúp nhà quản lý điều chỉnh lợi nhuận cao theo ý kiến chủ quan của mình, do áp lực về lợi nhuận cũng nhƣ giá cổ phiếu của công ty từ phía các cổ đơng, chủ nợ, thành viên ban giám đốc, đồng thời nhằm tăng khoản lƣơng thƣởng mình nhận đƣợc, hồn thành kế hoạch và mục tiêu mà nhà quản lý đặt ra là tăng vốn doanh nghiệp từ phát hành thêm cổ phiếu. Vì vậy trong trƣờng hợp xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu, cần xem xét đến nhân tố quy mô doanh nghiệp, do nó tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản lý.

Dựa trên lý thuyết đại diện, kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm của một số tác giả và xem xét trƣờng hợp của các công ty niêm yết ở Việt Nam, nghiên cứu này đặt ra giả thuyết sau:

H3: Quy mơ doanh nghiệp càng lớn thì điều chỉnh doanh nghiệp càng cao

Đòn bẩy tài chính

Theo lý thuyết tín hiệu, Watts và Zimmerman (1990) cho rằng, việc lựa chọn sự tài trợ cho doanh nghiệp có thể bắn những tín hiệu cho các nhà đầu tƣ bên ngoài về thơng tin của nhà quản trị doanh nghiệp. Theo đó, những cơng ty có tỷ lệ nợ phải trả trong cấu trúc vốn của công ty cao thì có khả năng lựa chọn chính sách kế toán để điều chỉnh tăng lợi nhuận để loại bỏ những ảnh hƣởng tiêu cực khi đòn bẩy tài chính cao.

TTCK của Việt Nam chƣa phát triển mạnh nên nguồn vốn để cho các công ty hoạt động chủ yếu đến từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng (chủ nợ). Do vậy, rất

có thể nhà quản trị các cơng ty có mục tiêu điều chỉnh tăng lợi nhuận để đáp ứng mong muốn của các chủ nợ hoặc giảm rủi ro cho những lần vay kế tiếp.

Mặt khác nhà quản trị biết rõ hơn về triển vọng của doanh nghiệp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)