CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết kh
2.5.5 Tỷ lệ sở hữu công ty đƣợc đại diện là các tổ chức
Quyền sở hữu tổ chức đƣợc định nghĩa là sở hữu cổ phần của các tổ chức tài chính và các cơng ty phi tài chính. Chúng bao gồm cả các tổ chức sở hữu nhà nƣớc cũng nhƣ tƣ nhân.
Quyền sở hữu tổ chức đƣợc coi là tốt cho thực hành quản trị tổng thể. Một vai trò quan trọng đƣợc đảm nhận bởi quyền sở hữu tổ chức trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp của cơng ty (Dorothy et al ’, 2003). Vì các nhà đầu tƣ tổ chức đƣợc khuyến khích nhiều hơn và có nhiều nguồn lực hơn để kiểm sốt các nhà quản lý so với các nhà đầu tƣ cá nhân nhỏ, hiệu quả hơn và thực hiện tốt hơn. Họ đóng vai trị tích cực trong việc theo dõi và xử lý kỷ luật theo quyết định của ngƣời quản lý, đồng thời cũng cải thiện hiệu quả thông tin trên thị trƣờng vốn (Bushee, 1998 và Wahal and McConnell, 2000).
Wong (2006) đã chọn mẫu 613 công ty từ ngành xây dựng, sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng, tại Malaysia, giai đoạn 2001-2003 để kiểm tra vai trò của giám đốc bên ngồi và cổ đơng tổ chức trong việc hạn chế hoạt động quản lý thu nhập. Kết quả của ông cho thấy không tồn tại mối quan hệ giữa mức độ quản lý thu nhập và quyền sở hữu tổ chức.
Hsu và Koh (2005) đã kiểm tra mối quan hệ tƣơng tự và thấy rằng các tổ chức định hƣớng dài hạn có thể kiểm sốt việc quản lý thu nhập tích cực. Tuy nhiên, họ kết luận rằng sự liên kết giữa quyền sở hữu tổ chức và quản lý thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào ngữ cảnh giữa các doanh nghiệp.
Koh (2003) đã kiểm tra mối quan hệ của quyền sở hữu tổ chức và sự gia tăng thu nhập luỹ kế. Kết quả của ơng tìm thấy mối tƣơng quan nghịch giữa tỷ lệ sở hữu của tổ chức với hành vi gia tăng thu nhập của nhà quản lý. Những kết quả này phù hợp với quan điểm rằng nhà đầu tƣ tổ chức định hƣớng dài hạn giảm thiểu quản lý thu nhập tích cực của ngƣời quản lý.
Các nhà đầu tƣ tổ chức đầu tƣ vào các công ty với ý định nắm giữ cổ phần của họ trong một thời gian dài thƣờng đƣợc cho là có động lực để theo dõi các cơng
quyền sở hữu tổ chức liên quan đến sự gia tăng thu nhập lũy kế (Rajgopal và Venkatachalam, 1998; Cheng và Reitenga, 2000).
Hiện nay các doanh nghiệp niêm yết ngoài tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh chính, cịn lựa chọn nhiều hình thức đầu tƣ khác nhằm đƣa lại nguồn thu cho doanh nghiệp. Một trong số đó là đầu tƣ vốn vào các cơng ty khác. Với sự độc lập của một tổ chức, nhân lực đầy đủ, sự giám sát chuyên nghiệp hơn, rộng rãi hơn vậy thì những doanh nghiệp chịu sự kiểm soát đó cần phải cẩn thận, minh bạch hoạt động của chính mình. Trong trƣờng hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết, hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm thu hút nhà đầu tƣ của nhà quản lý, liệu có thể thực hiện đƣợc hay khơng, khi mà ln có sự giám sát chuyên nghiệp của các tổ chức với vai trò là nhà đầu tƣ?