Thuyết công bằng của Adams (1963)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên công ty cổ phần kho vận miền nam (Trang 28 - 29)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Các lý thuyết liên quan động lực làm việc

2.2.6. Thuyết công bằng của Adams (1963)

Thuyết công bằng của Adams (1963) được xây dựng dựa trên giả định mọi người luôn hướng đến mong ước được đối xử công bằng với nhau. Người lao động không chỉ đơn thuần quan tâm đến việc các nhu cầu được thỏa mãn mà họ còn cảm thấy hài lòng hoặc bất mãn nếu họ xem xét mối so sánh với những người xung quanh về những điều mình nhận được. Chính vì vậy theo lý thuyết này hành vi của người lao động sẽ được dẫn dắt thông qua những điều họ nhận thức, và đây chính là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của các hành động động viên nhân viên của nhà quản trị. Khi một người nhận thức rằng người khác được ưu đãi hơn so với mình họ sẽ hành động theo hướng làm giảm sự bất công. Adams (1963) đã dẫn ra các hành động tiếp theo của con người khi nhận thức sự bất cơng có thể quy về một trong các nhóm sau:

- Giảm các nỗ lực về mức mà họ cảm nhận tương xứng với nhận thức của họ về mức độ động viên họ nhận được hay có thể gọi là sự thay đổi của nhập lượng đầu vào.

- Yêu cầu được đối xử tốt hơn và công bằng theo nhận thức của họ - thay đổi phần thưởng.

- Thay vì việc hướng đến những đối tượng được ưu đãi hơn, người lao động sẽ hướng ánh nhìn về những đối xử được đối xử không bằng để thấy tốt hơn. Đây chính là sự thay đổi đối tượng so sánh.

- Căng thẳng nhất và quyết liệt nhất chính là hành động rời bỏ/ từ bỏ, đây là sự thay đổi tình huống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên công ty cổ phần kho vận miền nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)