Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của hành khách với chất lượng dịch vụ phục vụ quốc nội của xí nghiệp thương mại mặt đất tân sơn nhất , luận văn thạc sĩ (Trang 51)

2.2.2.1 Mẫu nghiên cứu định lượng

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp thuận tiện, gồm những hành khách sử dụng dịch vụ PVHK quốc nội tại sân bay Tân Sơn Nhất. (Xem phụ lục 1)

2.2.2.2 Chọn thang đo và xây dựng bảng hỏi

Đối với các biến trong mơ hình sử dụng thang đo Likert 5 bậc, với thang đo 1- đánh giá mức độ quan trọng, điểm đánh giá tăng dần từ 1-5 tương đương với Hồn tồn khơng quan trọng đến rất quan trọng. Tương tự đối với thang đo 2- đánh giá

Nghiên cứu sơ bộ

Thang đo chính thức Cơ sở lý luận về Sự hài

lòng của Khách hàng với CLDV

-Thảo luận tay đôi -Điều tra thử

Thảo luận kết quả Giải pháp – K.nghị -K.Định Cronbach Anpha

-Phân tích khám phá EFA

-Phân tích tương quan hồi quy

mức độ hài lịng về chất lượng dịch vụ, điểm đánh giá cũng tăng dần từ 1-5 tương đương với hồn tồn khơng hài lịng đến rất hài lịng.

Nội dung bảng hỏi gồm 2 phần chính. Phần 1 là những câu hỏi về các yếu tố thành phần dịch vụ và cảm giác thoải mái (hài lòng) của hành khách sau khi sử dụng dịch vụ check-in quốc nội. Phần này được chia thành 2 bên, bên trái là đánh giá của hành khách về mức độ quan trọng của từng yếu tố, bên phải là điểm số đánh giá về chất lượng của yếu tố đó. Trong phần này, điểm số càng cao thể hiện yếu tố đó càng quan trọng hay mức độ hài lòng càng cao. Phần 2 gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân của hành khách được phỏng vấn. (Nội dung chi tiết của bảng câu hỏi được trình bày ở phụ lục 2)

2.2.2.3 Phương tiện nghiên cứu

Sau khi mã hóa, số liệu được đưa vào phân tích dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS chạy phân tích thống kê, thực hiện các kiểm định.

Để thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của hành khách về dịch vụ PVHK quốc nội tại TIAGS, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của hành khách được kiểm định thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội thơng qua phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS.

Công cụ Cronbach Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến (Reliability Analysis). Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Crobach Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach Alpha tăng lên, các biến cịn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó. (Xem phụ lục 4)

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Analysis) dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu chúng ta thu thập lượng biến khá lớn nhưng các biến có liên hệ với nhau nên chúng ta gom chúng thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bay dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản tác động đến mức độ hài lòng của hành khách. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có

eigenvalue là 1. Các biến quan sát có trọng số Factor loading nhỏ hơn 0.50 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 0.50. (Xem phụ lục 5)

Sau quá trình kiểm định trên, thang đo được đưa vào phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ PVHK quốc nội tại TIAGS thơng mơ hình đo lường hài lòng khách hàng – IPA.

2.2.3 Kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của hành khách đối với chất lượng dịch vụ của TIAGS tại cảng hàng không quốc nội Tân Sơn Nhất lượng dịch vụ của TIAGS tại cảng hàng không quốc nội Tân Sơn Nhất

Kết quả phân tích nhân tố (Phụ lục 5) cho thấy sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của TIAGS tại nhà ga nội địa Tân Sơn Nhất chủ yếu chịu tác động từ các nhân tố sau:

Nhân tố thứ nhất gồm 12 biến: Hướng dẫn quy trình, Quy trình hợp lý, Thủ tục check-in, Khả năng làm việc nhanh gọn, thành thạo của nhân viên check-in, Phục vụ tại cửa khởi hành, Khả năng làm việc nhanh gọn, thành thạo của nhân viên phục vụ tại cửa khởi hành, Phục vụ chuyến bay đến, Khả năng làm việc nhanh gọn, thành thạo của nhân viên phục vụ chuyến bay đến, Cập nhật thông tin trễ chuyến, Dịch vụ cho chuyến trễ, Dịch vụ cho chuyến hủy, Thời gian nhận hành lý. Các biến này có nội dung liên quan đến thủ tục hàng không, khả năng đáp ứng dịch vụ, nhân viên thao tác hiệu quả, không gây phiền hà cho khách. Nhân tố này được đặt tên là Độ đáp ứng.

Nhân tố thứ hai gồm 4 biến: Giờ bay đúng lịch, Bảng thông báo giờ bay, Nhân viên PVHK cố gắng hạn chế các sai sót, Khả năng xử lý tình huống bất thường. Các biến này chủ yếu liên quan đến mức độ tạo được niềm tin với hành khách đối với các dịch vụ PVHK tại ga nên nhân tố được gọi tên là Độ tin cậy.

Nhân tố thứ ba bao gồm 4 biến: Trang thiết bị hiện đại, Bố trí tại các quầy thủ tục, Các bảng chỉ dẫn, sách báo, hình ảnh của hãng Vietnam Airlines tại ga, Hình thức (trang phục, trang điểm) của nhân viên phục vụ hành khách. Các biến này đưa đến hình ảnh hữu hình tạo ra cảm nhận mỹ quan, lịch thiệp và mức độ hiện đại tiện nghi trong PVHK tại ga nên nhân tố được đặt tên là Độ hữu hình.

Nhân tố thứ tư gồm 2 biến là Độ đảm bảo gồm Nhân viên nắm bắt nhu cầu và phản hồi nhanh chóng, Khả năng giao tiếp (rõ ràng, lịch thiệp) bằng tiếng Việt/tiếng Anh.

Nhân tố thứ 5 gồm gồm 08 biến: Thời gian làm thủ tục thuận tiện (so với thời gian lên máy bay), Thái độ sẵn sàng và kịp thời giúp đỡ quý khách, Nhân viên đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của quý khách, Sự thiện chí trong việc giải đáp những thắc mắc, Nhân viên tư vấn và trả lời thỏa đáng các thắc mắc của quý khách, Thái độ cảm thơng, chia sẻ và nhiệt tình giúp đỡ của nhân viên, Nhân viên luôn lắng nghe và hiểu những nhu cầu đặc biệt của quý khách, Nhân viên luôn thể hiện sự quan tâm và đem lại lợi ích tốt nhất cho quý khách. Các biến này có nội dung liên quan đến nhân viên cụ thể hơn đó là sự đáp ứng về mặt thời gian, thái độ, đồng cảm của nhân viên dành cho hành khách đi máy bay. Và những yếu tố này cũng phù hợp với yếu tố phong cách phục vụ hành khách của Xí nghiệp. Nhân tố này được đặt tên là Thái độ phục vụ.

Như vậy, thang đo mức độ hài lòng của hành khách đối với dịch vụ phục vụ hành khách tại nhà ga nội địa Tân Sơn Nhất được xác định gồm các nhân tố như hình 2.7 sau:

Hình 2.7 Thang đo hiệu chỉnh Sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ PVHK của TIAGS tại ga quốc nội Tân Sơn Nhất

(Nguồn: Nghiên cứu định lượng của tác giả)

SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH KHÁCH TẠI GA QUỐC NỘI TSN Độ đáp ứng Độ tin cậy Thái độ phục vụ Độ hữu hình Độ đảm bảo

2.2.4 Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ của TIAGS tại cảng hàng không quốc nội Tân Sơn Nhất theo thang đo điều của TIAGS tại cảng hàng không quốc nội Tân Sơn Nhất theo thang đo điều chỉnh (Hình 2.7)

Nhìn chung, hành khách được khảo sát đánh giá các dịch vụ tại nhà ga quốc nội Tân Sơn Nhất ở mức độ trung bình (điểm hài lịng trung bình 3.65) với các tỷ lệ cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Mức độ hài lòng của hành khách tại ga quốc nội Tân Sơn Nhất Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Rất khơng hài lịng 16 7.8 Khơng hài lịng 40 19.6 Tạm hài lòng 84 41.2 Hài lòng 44 21.6 Rất hài lòng Total 20 204 9.8 100.0 (Nguồn: Nghiên cứu định lượng – Trích SPSS)

Sự đánh giá mức độ hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ PVHK nhìn chung là đạt yêu cầu. Để đi sâu phân tích mức độ hài lịng của hành khách về chất lượng dịch vụ PVHK của TIAGS tại ga quốc nội, tác giả phân tích mức độ hài lịng của hành khách đơi với từng nhân tố trong thang đo, cụ thể như sau:

2.2.4.1 Độ đáp ứng

Qua thống kê điểm đánh giá của 204 hành khách, tác giả tổng hợp được kết quả về mức độ hài lòng của hành khách đối với nhân tố Độ đáp ứng trong dịch vụ PVHK như bảng 2.4.

Nhìn chung, hành khách được khảo sát đánh giá tạm được đối với nhân tố Độ đáp ứng (điểm trung bình = 3.21). Về tỷ lệ, có 41.06% hành khách đánh giá cao, 2.81% đánh giá trung bình và 26.13% hành khách đánh giá thấp.

Trung bình chênh lệch giữa điểm số tầm quan trọng và đánh giá độ hài lòng của hành khách về nhân tố Độ đáp ứng là 1.17, cao nhất trong số 05 nhân tố thuộc thang đo. Kết quả này cho thấy đây là nhân tố mà mức độ đáp ứng kỳ vọng của

khách hàng thấp nhất và cần được lưu tâm nhiều nhất khi thực hiện công tác cải tiến dịch vụ PVHK ga nội địa. Bảng 2.4: Tổng hợp mức độ hài lòng của hành khách về Độ đáp ứng 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) Trung bình hài lịng Trung bình chênh lệch Hướng dẫn quy trình tại ga 4.40 9.80 28.18 39.20 18.42 3.35 0.90 Quy trình hợp lý 3.06 17.47 40.17 30.57 8.73 3.34 1.02 Thủ tục check-in 2.34 13.28 37.50 33.59 13.28 3.28 1.27 Nhân viên check-in 5.76 15.11 40.29 26.62 12.23 3.24 1.11 Phục vụ tại cửa khởi

hành 5.98 17.52 33.33 26.50 16.67 3.36 0.97 Nhân viên phục vụ

tại cửa khởi hành 6.45 12.90 33.18 30.41 17.05 3.52 0.82 Phục vụ chuyến bay đến 5.96 11.91 31.49 32.34 18.30 3.32 1.00 Nhân viên phục vụ chuyến bay đến 4.72 8.21 28.77 29.25 26.89 3.32 1.01 Cập nhật thông tin chuyến trễ 8.74 13.59 27.03 28.65 11.17 2.94 1.51 DV cho chuyến trễ 13.51 24.32 38.89 29.80 6.49 2.90 1.56 DV cho chuyến hủy 11.39 27.85 31.65 23.42 5.70 2.84 1.64 Thời gian lấy hành lý 4.91 16.07 35.71 26.79 16.52 3.28 0.95 Độ đáp ứng 7.65 18.48 32.81 27.76 13.30 3.21 1.17

Ghi chú:

• Các số liệu từ cột 2 đến cột 6 của bảng 2.4 là tỷ lệ phần trăm hành khách đánh giá các chỉ tiêu theo các mức độ sau: Mức 1 – Rất tệ, mức 2 – Tệ, mức 3 – Tạm được, mức 4 – Tốt, mức 5 - Rất tốt.

• Từ bảng 2.5 đến 2.8 dưới đây, các số liệu có ý nghĩa tương tự như ở bảng 2.4.

Về mức độ hợp lý của quy trình tại nhà ga, đánh giá của hành khách là tạm được: điểm trung bình 3.34, có 39.3% hành khách đánh giá cao, 40.17% đánh giá trung bình và 20.53% cịn lại đánh giá thấp.

Về khả năng thao tác nhanh gọn, thành thạo của nhân viên phục vụ tại ga, hành khách đánh giá cao nhất về Nhân viên phục vụ tại cửa khởi hành (điểm trung bình 3.52): 56.14% ý kiến đánh giá cao, 30.93% đánh giá trung bình và chỉ có 12.93% đánh giá thấp. Đây có thể xem là điểm mạnh của dịch vụ PVHK tại nhà ga nội địa Tân Sơn Nhất hiện nay.

Tại bảng 2.4, lần lượt các yếu tố thuộc quy trình PVHK được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là phục vụ tại cửa khởi hành, phục vụ chuyến bay đến, thủ tục check-in. Điểm số cho các khâu phục vụ này ở mức tạm được. Tuy nhiên, điểm số đánh giá khả năng thao tác nhanh gọn, thành thạo của nhân viên phục vụ chuyến bay đến và nhân viên check-in cịn thấp chứng tỏ trong cách nhìn của hành khách, các nhân viên này chưa thật sự chuyên nghiệp, thành thạo. Các điểm số này là có cơ sở và đã phản ảnh đúng thực trạng dịch vụ PVHK tại nhà ga quốc nội Tân Sơn Nhất hiện nay.

Có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tốt và hiểu biết về tâm lý khách hàng để từ đó có những hành vi ứng xử phù hợp là thuộc tính khơng thể thiếu của những người làm công việc phục vụ hành khách. Kiến thức và kỹ năng phục vụ khách hàng tốt sẽ giúp cho nhân viên PVHK phân biệt được hành khách nào cần được giúp đỡ trực tiếp và hành khách nào chỉ cần phục vụ gián tiếp.

Họ phải là người có khả năng đáp ứng kịp thời những yêu cầu của hành khách và biết đánh giá mức độ thõa mãn của hành khách để có thể đưa ra những lựa chọn thay thế nhằm duy trì mức độ phục vụ cao nhất có thể. Hơn thế nữa, trong khi giải quyết các nhu cầu của hành khách, nhân viên PVHK phải thể hiện là người có kỹ

năng nghề nghiệp tốt và hành vi ứng xử có văn hóa để tạo được lịng tin cho hành khách. nhân viên PVHK phải là người có khả năng thuyết phục khi gặp những hành khách khó tính, nhân viên PVHK phải vững chun mơn, quy trình và thao tác để giải quyết công việc nhanh gọn, hiệu quả nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được cao nhất nhu cầu của hành khách.

Công tác cập nhật thông tin chuyến bay bị trễ, các dịch vụ cho hành khách đi các chuyến bị hủy và các chuyến bị trễ được đánh giá thấp trong nhân tố này (điểm trung bình 3.22, 2.84 và 2.9). Điều này chứng tỏ ấn tượng của hành khách về vấn đề đảm bảo giờ bay đúng lịch và cập nhật thơng tin, phục vụ hành khách khi có sự cố trễ/hủy chuyến hiện nay đang rất xấu. Ngành hàng không khi khai thác thương mại phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết và để đảm bảo yếu tố an tồn thì yếu tố kỹ thuật cũng được đưa lên hàng đầu. Các hãng hàng khơng khơng thể tránh khỏi tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến…vì lý do thời tiết hay kỹ thuật. Bản thân hành khách đi máy bay họ có thể thơng cảm cho sự chậm trễ vì lý do an tồn ấy nhưng họ cần được thông báo một cách cụ thể về thời gian chuyến bay bị hoãn. Khi giải quyết các yêu cầu của hành khách nhân viên phải thông báo với hành khách thời gian chờ cụ thể, tránh tình trạng hành khách phải đợi quá lâu và có thể dẫn đến làm lỡ chuyến bay của họ. Qua khảo sát cho thấy nhân viên TIAGS chưa làm tốt điều này và cần chú trọng hơn nữa đến yếu tố thời gian.

2.2.4.2 Độ tin cậy

Kết quả tổng hợp điểm đánh giá của 204 hành khách về mức độ hài lòng với nhân tố Độ tin cậy trong dịch vụ PVHK tại nhà ga quốc nội Tân Sơn Nhất như bảng 2.5.

Độ tin cậy của dịch vụ tại nhà ga nội địa Tân Sơn Nhất theo đánh giá của hành khách là tạm được (điểm trung bình 3.23). Có 40.25% hành khách đánh giá tốt, 36.93% đánh giá trung bình và 22.83% đánh giá thấp.

Trung bình chênh lệch giữa điểm số tầm quan trọng và đánh giá độ hài lòng của hành khách về nhân tố Độ tin cậy là 1.12. Kết quả này cho thấy đây là nhân tố mà mức độ đáp ứng kỳ vọng của khách hàng là thấp và cần được lưu tâm khi thực hiện công tác cải tiến dịch vụ PVHK ga quốc nội.

Bảng 2.5: Tổng hợp mức độ hài lòng của hành khách về Độ tin cậy 1 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) TB hài lòng TB chênh lệch Giờ bay đúng lịch 7.83 17.83 36.96 26.52 10.87 3.15 1.32 Bảng tin giờ bay cập

nhật 4.90 12.70 33.40 40.60 8.30 3.48 0.97 Nhân viên cố gắng hạn chế sai sót 5.76 15.11 40.29 26.62 12.23 3.24 0.81 Khả năng xử lý tình huống bất thường 12.56 24.32 33.89 21.74 7.49 2.90 1.28 Độ tin cậy 5.70 17.13 36.93 29.52 10.73 3.23 1.12

(Nguồn: Nghiên cứu định lượng – Trích SPSS)

Vấn đề đảm bảo lịch bay, đối với đa số hành khách, khi họ chọn phương tiện đi lại là máy bay thì thời gian là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với họ. Họ đã chọn phương tiện vận tải có tốc độ nhanh nhất nghĩa là họ muốn rút ngắn thời gian đi lại. Tuy nhiên, theo đánh giá của 204 hành khách trong mẫu điều tra thì điểm hài lịng trung bình của họ về mức độ đúng giờ bay là 3.15, chỉ có 37.39% hành khách đánh giá tốt về yếu tố này, 36.96% đánh giá trung bình và đến 25.66% đánh giá thấp.

Ta cũng có thể thấy trung bình chênh lệch giữa điểm số về tầm quan trọng và đánh giá thực tế của hành khách đối với yếu tố này là 1.32, cao nhất trong số các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của hành khách với chất lượng dịch vụ phục vụ quốc nội của xí nghiệp thương mại mặt đất tân sơn nhất , luận văn thạc sĩ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)