Đổi mới tư duy về phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững ngành du lịch thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 71 - 77)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

3.2. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Đổi mới tư duy về phát triển du lịch bền vững

Có thể nói rằng nền tảng thành cơng của mọi chính sách của nhà nước là có một tư duy phù hợp. Cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức và nâng tầm cơ quan lãnh đạo ngành

du lịch của TP.HCM, mọi hoạt động du lịch đều được sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt là có sự tham gia của các nhà khoa học để đảm bảo đạt hiệu quả cao. Đảm bảo cân đối giữa lực lượng sản xuất trực tiếp và gián tiếp, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa du lịch, hàng không, khách sạn tạo thành các tam giác tăng trưởng ... để hạn chế tối đa tình trạng phá giá và ngăn ngừa hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh, tránh độc quyền, tạo mối quan hệ phụ thuộc để cùng chia s lợi ích và rủi ro. Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các ban ngành, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Nhà nước. Nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục cho các doanh nghiệp du lịch hoặc đầu tư du lịch và cho cả du khách. Khơng ngừng cải tiến phương pháp kiểm sốt và quản lý an ninh chặt chẽ.

Tuyên truyền và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các văn bản pháp luật, kiến nghị kịp thời lên cấp trên những nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Thường xuyên tiến hành thanh tra và không ngừng giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch luôn đảm bảo kinh doanh du lịch không được tác động xấu đến môi trường chung quanh. Thường xuyên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học để sớm có giải pháp tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nhằm làm cho ngành du lịch TP.HCM hoạt động được trôi chảy và tiến triển.

Trong xu thế tồn cầu hóa khu vực và thế giới, để có thể đủ sức cạnh tranh với các đối thủ, việc quản lý chất lượng theo ISO được coi là điều kiện cơ bản và là giấy thông hành cho các doanh nghiệp thâm nhập và có chỗ đứng trên thị trường trong và ngồi nước. Thực tế vừa qua, một số doanh nghiệp trong ngành đã áp dụng thành công quản lý chất lượng theo ISO như các Khách sạn thuộc Sài Gòn Tourist, Bến Thành Tourist, iditour…đã đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Để thực hiện việc áp dụng quản lý thông tin, quản lý chất lượng theo ISO, các doanh nghiệp cần triển khai thực hiện xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thơng tin có khả năng thu thập và xử lý kịp thời các thơng tin có liên quan từ nội bộ đến bên ngồi. Hệ thống xử lý thơng tin này phải đáp ứng được yêu cầu của mọi thành viên trong đơn vị, từ nhân viên nghiệp vụ đến nhà quản trị cao cấp.

Thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong ngành du lịch khách sạn nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí điện năng, một trong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu phí của khách sạn. Chủ động tái cấu trúc hoặc sáp nhập các đơn vị làm ăn kém hiệu quả vào các đơn vị làm ăn tốt hoặc bán các đơn vị này để lấy vốn đầu tư vào các chương trình có hiệu quả cao.

Chính sách phát triển du lịch bền vững của TP.HCM cũng vậy, cũng cần có một tư duy phù hợp. Theo đó, chính quyền TP.HCM cần thay đổi tư duy phát triển du lịch theo hướng:

Thứ nhất, phát triển du lịch bền vững là trách nhiệm của ngành du lịch và của

tồn bộ hệ thống chính trị và xã hội. Phát triển du lịch tuy được xem là một ngành kinh tế nhưng về thực tế, ngành này liên quan đến tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội như xây dựng, kiến trúc, kinh doanh, văn hoá và xã hội, cơ sở hạ tầng. Bởi sản phẩm du lịch không chỉ đơn thuần là điểm đến du lịch mà nó cịn là khơng gian văn hố, kinh tế và xã hội mà sản phẩm du lịch đó tồn tại. Chẳng hạn như nếu vấn đề xây dựng, quy hoạch chung của TP.HCM không tạo ra được một không gian đô thị hiện đại, đẹp và thu hút thì ngành du lịch khó mà thu hút được du khách tới tham quan và tiêu dùng. Chính vì vậy Sở Du lịch cần sát cánh với các Sở khác để có thể nối kết và hợp tác chặt chẽ giúp xử lý tốt các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững. Sự phối hợp này mang lại hai lợi ích quan trọng. Lợi ích đầu tiên là giúp cho các sở, ngành khác của thành phố quan tâm thật sự hơn đến hiện thực du lịch của thành phố. Lợi ích thứ hai là giúp hình thành một định hướng, một tổng thể chung cho phát triển du lịch của thành phố, từ đó có thể khai thác triệt để mọi giá trị và khía cạnh của thành phố vào phát triển du lịch hiệu quả.

Hiện nay trên thực tế, sự gắn kết giữa Sở Du lịch và các Sở ban ngành khác chưa được chặt chẽ. Sở Du lịch chưa phát huy được vai trị của mình trong việc kết hợp với các cơ quan nhà nước khác vì một chính sách phát triển du lịch bền vững của thành phố. Trong thời gian tới, để tăng cường sự liên kết này, làm cho nó chặt chẽ hơn, cần tập trung vào các cách thức sau:

- Lãnh đạo TP.HCM cần tạo ra cơ chế phối hợp bằng những văn bản cụ thể. Một trong những nền tảng của sự phối hợp giữa các Sở, ban ngành là văn bản quy định về vấn đề này. Nếu lãnh đạo TP.HCM không quy định cơ chế phối hợp, các đơn vị sẽ rất khó phối hợp, thậm chí là khơng thể phối hợp vì các đơn vị, cơ quan này đều có tâm lý đùn đẩy, sợ trách nhiệm.

- Không những vậy, lãnh đạo thành phố cần nhấn mạnh vai trò của Sở Du lịch và phát triển du lịch bền vững cho tất cả các sở, ban ngành. Mục đích của hành động này là để nâng cao vị thế của Sở Du lịch và vai trị của chính sách phát triển du lịch bền vững.

Trong thời gian tới, cần tập trung hình thành các mối liên kết giữa bốn nhà. Trong những na m đổi mới với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, hoạt đọ ng du lịch cũng cần có sự hợp tác giữa các thành phần đó. Tuy nhiên, tình trạng ơ nhiễm mơi tru ờng ở các điểm du lịch sinh thái ngày càng có xu hu ớng gia ta ng. Với thực trạng đó, tác giả đề xuất mọ t số giải pháp dựa trên mối “liên kết 4 nhà” để phát triển loại hình du lịch nhằm bảo vẹ mơi tru ờng tự nhiên, góp phần phát triển du lịch bền vững. Trong đó bao gồm các nhà: nhà nu ớc, nhà nông, nhà tru ờng và nhà doanh nghiẹ p:

“ iên kết 1 Liên kết này nhằm hướng đến phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Trong mối liên kết này, cần nhấn mạnh đến vai trò của Sở Du lịch và hai chủ thể khác là doanh nghiệp và hộ dân tham gia hoạt động du lịch. Ba chủ thể này liên kết với nhau trong nhiều khâu, từ khâu việc để thu thạ p thông tin, vạ n đọ ng sự hợp tác, hỗ trợ của các tác nhân tham gia vào loại hình du lịch sinh thái để tham mu u cho UBND thành phố trong viẹ c xây dựng chiến lu ợc phát triển du lịch sinh thái, quy hoạch các điểm du lịch sinh thái gắn với bảo vẹ môi tru ờng đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch. Đạ c biẹ t, các dự án đầu tu xây dựng co sở vạ t chất du lịch sinh thái đều có đánh giá tác đọ ng mơi tru ờng; có biẹ n pháp hạn chế mức thấp nhất tác đọ ng đến cảnh quan môi tru ờng sinh thái du lịch.

iên kết 2 Sở Du lịch cần liên kết chạ t chẽ với các doanh nghiẹ p du lịch. Để nâng cao nhận thức của họ về phát triển du lịch bền vững và thúc đẩy các loại hình

du lịch hiệu quả, tích cực, có lợi cho kinh tế và mơi trường; cũng như tăng đóng góp vào GDP của khu vực nhà nước.

iên kết : Sở Du lịch cần liên kết chạ t chẽ với các đo n vị đào tạo nghề du lịch

để đảm bảo cung lao động cho ngành du lịch. Nhà nước đưa ra định hướng phát triển du lịch rõ ràng để các đơn vị đào tạo nhân sự ngành du lịch xác định được mục tiêu hoạt động và định hướng hoạt động của họ. Nhà nước còn đồng thời giữ vai trò như cầu nối giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp để xác định nội dung đào tạo và kỹ năng đào tạo, cũng như tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho người học.

iên kết : Các doanh nghiẹ p du lịch liên kết với các họ dân tham gia hoạt đọ ng

du lịch trong viẹ c đầu tu co sở vạ t chất, trang thiết bị phục vụ du lịch, đạ c biẹ t là phu o ng tiẹ n bảo vẹ môi tru ờng và giữ gìn vẹ sinh cơng cọ ng. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hình thức du lịch mới nhu : du lịch trồng cây, du lịch xanh - bảo vẹ cuọ c sống, du lịch chung tay vì cọ ng đồng, du lịch cây trái vu ờn xanh.

Liên kết 5: Sở Du lịch liên kết với các sở, ban ngành khác bằng những quy định

và cơ chế phù hợp và hiệu quả”.

Thứ hai, du lịch bền vững không phải là du lịch mang lại nhiều lợi ích về kinh

tế. Du lịch bền vững là du lịch là du lịch quan tâm thoả đáng đến cả ba khía cạnh văn hố - xã hội, mơi trường và kinh tế. Cả ba khía cạnh này đều quan trọng, khơng thể bỏ qua khía cạnh nào. Thế nhưng trong thời gian quan, TP.HCM có khuynh hướng nhấn mạnh đến giá trị kinh tế, khía cạnh văn hố, xã hội và mơi trường ít được quan tâm. Nếu có quan tâm thì sự quan tâm đó thuộc về các cơ quan chuyên mơn về văn hố và môi trường chứ không phải các cơ quan du lịch và cơ quan khác. Tư duy lệch lạc về phát triển du lịch bền vững như thế này cần phải thay đổi càng nhanh càng tốt, vì một ngành kinh tế mũi nhọn khơng khói.

Thứ ba, du lịch bền vững phải gắn với một khơng gian an tồn cho du khách.

Trong quá trình tham quan, do phần lớn du khách từ các quốc gia hoặc các vùng khác trong nước tới TP.HCM, nên họ cảm thấy xa lạ, và cần có được cảm giác an tồn. Các điểm đến du lịch hấp dẫn là nguyên nhân của du khách đến tham quan, nhưng sự an toàn giúp cho họ yên tâm và giúp họ có lý do để quay lại. Điểm đến dù hấp dẫn

đến đâu, nhưng họ bị đe doạ và cảm thấy khơng an tồn thì họ khơng có kì vọng sẽ quay lại. Nói cách khác, trong thời gian tới, chính quyền TP.HCM cần:

- Phải nhận thức rằng sự an toàn cũng là một yếu tố tạo nên sự yên tâm và hấp dẫn của điểm du lịch. Nhận thức này giúp cho thành phố thấy rằng phát triển du lịch bền vững đồng nghĩa với đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và quyền lợi của du khách.

- Cần hình thành tư duy rằng những hình ảnh thân thuộc, thân thiện và tin tưởng của lực lượng công an, cảnh sát cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển du lịch bền vững. Theo đó, đội ngũ này cũng cần được hồn thiện về phong cách, thái độ và trách nhiệm trong quá trình thi hành nhiệm vụ để xây dựng hình ảnh tốt đẹp về một thành phố du lịch hiện đại, thân thiện và nghĩa tình.

Thứ tư, cần hình thành tư duy phát triển du lịch liên kết vùng. Điều này xuất

phát từ đặc tính liên vùng trong phát triển du lịch. Các tuor du lịch thường liên kết các điểm du lịch ở nhiều vùng khác nhau. Chính vì vậy, bản thân TP.HCM chưa thể trở thành động lực để thu hút du khách. Nói cách khác, tư duy liên kết vùng cần được quan tâm. Có thể nói liên kết vùng là hu ớng mở phát triển du lịch cho các địa phu o ng. Có thể kết hợp giữa du lịch TP.HCM với du lịch Nha Trang, Đà Lạt trong các tour du lịch giành cho du khách nước ngoài. Ngoài ra mối quan hẹ giữa Du lịch TP.HCM với du lịch các tỉnh dun hải miền Đơng Nam Bọ nhu Bình Thuạ n, Bà ịa - Vũng Tàu. Hoặc liên kết với du lịch ở khu vực Tây nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long. Liên kết vùng đu ợc thể hiẹ n ở nhiều khâu. Thứ nhất là trong viẹ c xây dựng tour và sản phẩm du lịch. Thứ hai là liên kết vùng trong viẹ c phối hợp đào tạo nhân lực du lịch. Các tỉnh trong vùng phải liên kết cùng nhau để tạo thành sân cho i chung cho du lịch để tạo nên môi trường phát triển du lịch lành mạnh, cạnh tranh để cùng phát triển. Chính vì vạ y, mối liên kết vùng du lịch giữa TP.HCM với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ là mọ t trong định hướng quan trọng nên có trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố.

Ngoài ra, để phát triển du lịch TP.HCM cần phải đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch vùng trong mối tương quan với các vùng khác trong nước, với các khu vực lân cận và quốc tế. Để phát triển du lịch TP.HCM cần đẩy mạnh liên kết với các tổ

chức du lịch trên thế giới, các quốc gia có nhiều thành tựu trong phát triển du lịch như Thái Lan, Indonexia, Singapore, Nhật Bản,.... Tăng cường hợp tác quốc tế, gắn thị trường du lịch TP.HCM trong tổng thể thị trường du lịch thế giới. Đây là hành động thiết thực để có thể dễ dàng đưa hình ảnh cũng như nâng cao vị thế du lịch TP.HCM cho tương xứng với các Thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới.

Thứ năm, đối với nguồn nhân lực du lịch. Cần phát huy hơn nữa vai trò nhà nước trong việc định hướng, quy hoạch và kết nối đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các đơn vị thực hiện công tác đào tạo về du lịch một cách bài bản, tạo nên lực lượng nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Đầu tiên, cần phải tổ chức điều tra, thống kê nguồn nhân lực du lịch TP.HCM, từ đó định hướng cho các bên tham gia tổ chức các lớp cấp đổi th hướng dẫn viên; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên đề cho hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân, quản lý khách sạn; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho lực lượng bảo vệ du khách; tổ chức các lớp bồi dưỡng về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch cho cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch tại 1 số quận (huyện); đào tạo nhân sự phục vụ công tác xúc tiến và tư vấn hỗ trợ khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững ngành du lịch thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)