CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.4. Giải pháp phát huy sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch bền
lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đóng vai trị quan trọng trong phát triển du lịch bền vững, cộng đồng địa phương đóng là được xem là chủ thể mang lại linh hồn cho các sản phẩm du lịch, nhất là các giá trị văn hoá được sử dụng trong hoạt động du lịch (Trần Minh Thắng, 2016). Thế nhưng, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch ở TP.HCM hết sức hạn chế.
Sự tham gia của người dân, theo Thomas Ehrlich – Giáo sư tư vấn tại Trường Đại học Stanford, có nghĩa là “tạo ra sự khác biệt trong đời sống dân sự của cộng đồng, phát triển sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, các giá trị và động cơ”. Khái niệm này đưa ra hai vấn đề quan trọng. Sự tham gia của người dân phải tác động trực tiếp đến chất lượng của đời sống dân sự trong cộng đồng. Chất lượng đời sống dân sự đề cập đến những quyền và sự bình đẳng của người dân trong các mặt của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị. Khơng những vậy, sự tham gia của người dân còn phải hướng đến việc cải thiện và phát triển nội lực của người dân gồm kiến thức, kỹ năng, giá trị và động cơ. Thomas Ehrlich giải thích thêm, sự tham gia của người dân dựa trên nền tảng đạo đức, và trách nhiệm của một công dân với mục đích để thể hiện tính cá nhân của mình trong cộng đồng. Theo đó, những vấn đề của cộng đồng được xem là một phần của người dân khi họ thực hiện cái gọi là “sự tham gia của người dân”.
Sự tham gia của người dân có tác dụng thúc đẩy xã hội dân sự hình thành và phát triển. Ngược lại, xã hội dân sự cường tráng là nền tảng củng cố và phát huy sự tham gia của người dân.
Xuất phát từ tầm quan trọng như vậy, trong thời gian tới, cần phát huy hơn nữa sự tham gia của họ theo một số giải pháp sau:
Thứ nhất là các giải pháp nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng phát triển du
phương. Ý thức của cộng đồng chính là sự hiểu biết của cộng đồng về giá trị, vai trị của di tích trong lịch sử dân tộc, ý thức của cộng đồng cịn là mong muốn được tìm hiểu, bảo vệ di tích, tơn tạo di tích vì sự tồn tại lâu dài của di tích cho con cháu đời sau (Trần Minh Thắng, 2016).
- Để làm được điều này trước hết cần đầu tư xây dựng các ấn phẩm giới thiệu về du lịch nhất là các điểm du lịch có di tích với những thơng tin cụ thể, chi tiết về điểm đến du lịch đó. Những ấn phẩm này là điều kiện giúp cho người dân đọc và hiểu hơn về các di tích được khai thác và sử dụng trong du lịch. Từ sự hiểu biết, ý thức của người dân về phát triển du lịch bền vững sẽ được nâng cao. Đây là điều kiện tạo nên sự tham gia về lâu dài của người dân vào phát triển du lịch bền vững.
- Không những vậy, các nội dung về phát triển du lịch bền vững cũng cần được chuyển tải dưới những hình thức gần gũi với người dân để người dân có cơ hội đọc và hiểu về phát triển bền vững. Người dân ở nhiều địa phương vốn có hạn chế về mặt học vấn, nên các nội dung liên quan đến du lịch bền vững cần phải được thể hiện một cách đơn giản, dễ hiểu nhưng sinh động.
- Hình thức thứ ba là tuyên truyền, phổ biến đến người dân về phát triển du lịch bền vững, trong đó nhấn mạnh đến quyền và trách nhiệm của họ đối với du lịch bền vững để người dân hiểu và có cơ sở, điều kiện thực hiện những quyền và nghĩa vụ của họ. Những hình thức tuyên truyền này cần hiệu quả và thực chất, tránh những đợt tuyên truyền không hiệu quả.
“Trên thực tế, cơng tác tun truyền về di tích chưa hiệu quả do nội dung tuyên truyền chưa hấp dẫn, hình thức tuyên truyền chưa thu hút. Chính điều này đã làm cho nhiều người dân, thậm chí là người trong ban quản lý di tích chưa hiểu hết giá trị của những chi tiết nhỏ của di tích. Từ đó tạo nên sự dửng dưng trong người dân đối với di tích. Thậm chí nhiều người xâm hại một cách vơ tình mà khơng hay biết. Có một số người vơ tư lấy gạch lát nền, ngói của di tích về để lấp những chỗ trũng trong nhà mà không biết rằng, từng viên gạch, viên ngói ấy có khi mang cả một giá trị vô giá về lịch sử, văn hố và nghệ thuật kiến trúc. Có những di tích, cơ quan quản lý vơ tư thay hẳn mái ngói thành mái tơn để khỏi bị dột. Đối với họ, đó là hành động đúng để bảo
vệ di tích, nhưng họ có thể chưa biết rằng, những viên ngói họ dỡ ra và vứt lăn lóc, bị tr em lấy chơi, người dân quăng bừa kia có thể chứa đựng những giá trị gì về văn hoá, lịch sử và kiến trúc. Thực tế này đặt ra yêu cầu cho công tác tuyên truyền là phải chi tiết, hấp dẫn để toát lên giá thị thực sự đến từng chi tiết của các di tích lịch sử-văn hố’ (Trần Mạnh Thắng, 2016).
Thứ hai, nhà nước cần quy định cụ thể về cơ chế thu hút sự tham gia của cộng
đồng để các địa phương và đơn vị quản ý nhà nước về du lịch có sở sở cũng như trách nhiệm trong việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững. Cơ chế của nhà nước về sự tham gia của người dân cần đảm bảo:
- Hình thức tham gia của người dân vào phát triển du lịch bền vững cần được xác định hết sức rõ ràng: trực tiếp hay gián tiếp. Hình thức tham gia quyết định đến mức độ tham gia của người dân. Bởi nó làm cho người dân cảm thấy dễ dàng hay nhiêu khê khi tham gia. Nếu hình thức tham gia dễ dàng, người dân sẽ tham gia nhiều hơn, tích cực hơn.
- Mức độ tham gia của người dân, cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững cần phải được quan tâm. Cơ quan nhà nước cần thiết phải hiểu rõ, đánh giá, nhận diện được mức độ tham gia của người dân vào phát triển du lịch bền vững để từ đó tìm ra cách thức thúc đẩy sự tham gia này. Theo lý thuyết về sự tham gia
- Những nội dung nào liên quan đến phát triển du lịch bền vững cần và bắt buộc phải có sự tham gia của cộng đồng và người dân. Nhà nước cần xác định những nội dung để người dân tham gia. Nội dung tham gia càng nhiều, da dạng và phong phú, sự phát triển du lịch bền vững càng đảm bảo và có ý nghĩa trên thực tế đối với đời sống của cộng đồng dân cư.
- Cần có những giải trình, cách thức giải trình ra sao về sự tham gia của người dân đối với phát triển du lịch bền vững. Quá trình thu hút sự tham gia của người dân có thể rơi vào hình thức. Để hạn chế tính hình thức của việc thu hút sự tham gia này, cần thiết phải tuân thủ những quy định, cách thức và nguyên tắc giải trình về sự tham gia.
Việc đảm bảo những điều kiện này giúp định hình rõ hơn những khía cạnh liên quan đến đến sự tham gia của người dân, từ đó, tổ chức tốt và hiệu quả hơn q trình tham gia này.
Tóm tắt chương 3.
Chương 3 tập trung vào hai nội dung chính. Thứ nhất là xác định ba định hướng quan trọng trong phát triển du lịch bền vững ở TP.HCM. Thứ hai là đưa ra các giải giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Các giải pháp này liên quan đến thay đổi tư duy trong phát triển du lịch bền vững, xây dựng quy hoạch và phát triển du lịch; cách thức để làm cho doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong phát du lịch bền vững; và giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững.
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN