Xu hƣớng mua bán-sáp nhập trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của việt nam trong hội nhập kinh tế (Trang 104 - 107)

3.1.1 .Các nhân tố thúc đẩy hoạt động mua bán-sáp nhập trong thời gian tới

3.1.2. Xu hƣớng mua bán-sáp nhập trong thời gian tới

3.1.2.1. Xu hướng mua bán-sáp nhập chung của nền kinh tế

Trong những năm gần đây, hoạt động M&A diễn ra chủ yếu tại Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ tăng trưởng hoạt động M&A tại các châu lục này đã có sự suy giảm và đang nhanh chóng lan đến thị trường Châu Á, giá trị hoạt động M&A xuyên quốc gia tăng cao. Hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn đang và sẽ phát triển tương ứng với trình độ phát triển và điều kiện phát triển của nền kinh tế, cũng như sự phát triển của các DN Việt Nam. Nhìn về dài hạn, hoạt động M&A tại Việt Nam có nhiều tiềm năng và sẽ phát triển ở mức độ và chất lượng cao hơn nhiều so với những gì đang diễn ra hiện nay.

Đặc biệt, làn sóng mua lại, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán sẽ ngày càng trở nên sôi động. Trong thời gian gần đây nền kinh tế

Việt Nam phát triển nhanh đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Chính từ đó đã có nhiều công ty hoạt động trong các ngành ngân hàng, tài chính, kế tốn-kiểm toán và chứng khoán được thành lập. Giai đoạn hiện nay và những biến động ở các thị trường khác đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính, chứng khốn đã khiến cho các DN này gặp rất nhiều khó khăn. Để thốt khỏi tình trạng đó, các NH, CTCK đã thực hiện việc bán lại cổ phần cho các cổ đông mới, thường là các nhà đầu tư nước ngồi, để thốt khỏi tình trạng trên và có điều kiện học hỏi thêm nhiều kiến thức chuyên môn và quản trị DN.

Những lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam đang thu hút nhà đầu tư nước ngoài như: ngành bán lẻ, ngành cơng nghệ sinh học và dầu khí, chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, viễn thông, thực phẩm, nước giải khát, dược phẩm, giải trí media…Các cơng ty nhà nước cổ phần hóa có lợi thế về bất động sản cũng được các chuyên gia đánh giá là đối tượng của M&A trong thời gian tới.

Thị trường M&A tại Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới nhờ q trình cổ phần hóa được đẩy nhanh, việc Việt Nam gia nhập WTO, Nhà nước có

90

được thành lập và thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển hơn nữa. Xu thế M&A trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc các công ty đổ vốn, đầu tư vào nhau (trở thành đối tác chiến lược) và mở rộng các mơ hình tập đồn.

Các cơng ty Nhật Bản và Singapore sẽ vẫn là những bên mua dẫn đầu trong các thương vụ M&A. Sự đầu tư từ các DN của Nhật Bản vào Việt Nam cũng như

khu vực Đông Nam Á đến từ triển vọng tăng trưởng bị giới hạn của nền kinh tế nước này và dòng tiền mạnh từ nhiều tập đồn lớn của Nhật. Các cơng ty đầu tư vốn cổ phần trong nước vẫn đóng vai trị tương đối nhỏ với tư cách là những bên mua.

Giai đoạn đầu năm 2013 cũng đã xuất hiện một nhân tố mới trong các nhà đầu tư M&A. Đó là các nhân tố đến từ thị trường Hàn Quốc. Ngồi ra cịn có các

nhà đầu tư Thái Lan. Có thể nói, riêng với các nhà đầu tư Hàn Quốc, nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam– Hàn Quốc, đã có rất nhiều chương trình xúc tiến đầu tư thương mại, truyền thơng diễn ra. Vấn đề là đằng sau đó, xuất hiện các “order”, các thương thảo đầu tư liên quan đến các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, dầu khí, tài chính...

Thị trường mua bán chuyển nhượng năm 2013 và 2014 được nhận định vẫn tiếp tục sôi động bởi xu hướng chuyển dịch từ đầu tư trực tiếp nước ngồi sang hình thức gián tiếp qua M&A. Hơn nữa, bối cảnh trong nước cho thấy các DN Việt Nam vẫn có mức định giá hấp dẫn. Bên cạnh đó, một số yếu tố về pháp lý đã thơng thống hơn. Điển hình, ở ngành NH, Chính phủ đã nới “room” cho khối ngoại sở hữu cổ phần trong một số nhà băng yếu kém. Tâm lý của nhiều chủ DN cũng đã cởi mở hơn trong rất nhiều thương vụ chuyển nhượng cổ phần chi phối gần đây. Tuy nhiên, trong thời gian tới những thương vụ lớn trong các ngành chủ chốt như NH, hàng tiêu dùng sẽ mất nhiều thời gian hơn do quan ngại về suy thoái kinh tế của Việt Nam. Ngược lại các thương vụ quy mơ trung bình ở các DN vừa và nhỏ có những lợi thế đặc thù về sản phẩm, thị trường và thương hiệu sẽ có điều kiện thực hiện M&A hơn.

3.1.2.2. Xu hướng trong ngành tài chính ngân hàng

91

nước ngoài. M&A trong lĩnh vực TCNH đang được đánh giá là năng động nhất. Hiện các NH nước ngoài vẫn đang chờ đợi nới rộng giới hạn sở hữu cổ phần tối đa tại các NH TMCP Việt Nam và tìm cơ hội nhảy vào các NH đã cổ phần hoá như Vietcombank, Vietinbank...Ngành dịch vụ tài chính tiếp tục các thương vụ M&A với số lượng và giá trị giao dịch lớn, đặc biệt chính phủ đang có kế hoạch tái cấu trúc ngành NH và hợp nhất sáp nhập một số NH yếu kém.

Trong năm 2013, một loạt các đề xuất về M&A của các NH như MB, HDBank, Sacombank, Eximbank, MaritimeBank, SouthernBank… đã được cổ đông thông qua trong mùa đại hội thường niên. Tại Đại hội của NH TMCP Quân đội ngày 24/4 vừa qua, NH này đang tìm kiếm đối tác để M&A và chủ trương đó là thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Cùng ngày, Đại hội của MaritimeBank, cổ đông cũng thông qua việc ủy quyền cho HĐQT quyết định góp vốn, mua cổ phần của DN, tổ chức tín dụng khác giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ. Ngày 25/4, HDBank và DaiABank đã có thỏa thuận nguyên tắc về việc hợp tác 2 NH và đã được NHNN chấp thuận chủ trương. Trong buổi đại hội của Eximbank và Sacombank, cổ đông cũng đã thông qua việc ủy quyền cho HĐQT nghiên cứu việc sáp nhập với tổ chức tín dụng khác là NHTM. Trước đó, hồi cuối tháng 1, Eximbank và Sacombank đã lên tiếng về kế hoạch sẽ sáp nhập trong 3- 5 năm tới và việc này cần được thực hiện theo một lộ trình cụ thể. Hiện tại, hai bên đang thực hiện thỏa thuận hợp tác toàn diện.

Xu hướng M&A trong ngành ngân hàng sẽ diễn ra mạnh hơn nữa trong thời gian tới, khi mà lộ trình tái cơ cấu đã được vạch ra là sẽ thu hẹp số lượng các

NHTM. NHNN cũng khẳng định, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 sẽ triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2015, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam được lành mạnh hóa một bước quan trọng về tài chính và hoạt động, giảm bớt số lượng tổ chức tín dụng nhỏ, yếu kém và hình thành một số ngân hàng thương mại có quy mơ lớn hơn, có khả năng cạnh tranh mạnh hơn.

92

Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các NH về huy động vốn, tín dụng, dịch vụ ngân hàng đã và vẫn đang tạo ra làn sóng khiến các NH ráo riết tìm kiếm đối tác M&A nhằm củng cố thị phần và gia tăng quyền lực trên thị trường. Tuy hiện nay,

các NHTM ở Việt Nam vẫn chưa mặn mà với hoạt động sáp nhập và muốn tự chủ kinh doanh song đây là một xu thế không thể đảo ngược trong quá trình tái cấu trúc. Vì thế, vấn đề là các NHTM sẽ làm gì, làm thế nào để tận dụng cơ hội, giảm bớt những rào cản, cùng hợp tác để phát triển.

Ngược lại với xu thế sáp nhập để cải cách, thời gian tới, xu thế tìm kiếm các

đối tác chiến lược nước ngoài vẫn là hướng đi quan trọng của các NHTM Việt Nam

bởi họ đều đã nhìn thấy những lợi ích vượt trội từ hoạt động này. Đó là, các ngân hàng nước ngồi khơng chỉ có kinh nghiệm cũng như trình độ quản lý mà cịn có tiềm lực tài chính mạnh và cơng nghệ ngân hàng hiện đại có thể bổ khuyết cho những hạn chế hiện nay của các ngân hàng trong nước. Hơn nữa, đây cũng là xu thế tất yếu của q trình hội nhập.

Có thể nói, là một phương thức quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NH, M&A mang lại những lợi ích khơng nhỏ nhưng cũng đặt ra những thách thức rất lớn đối với các NH. Ở thời điểm hiện tại, chưa thể có câu trả lời chính xác về hiệu quả hoạt động của các NH sau M&A, song thực tế sẽ trả lời. Bên cạnh đó, hy vọng rằng với những tác động từ phía NHNN cùng với nỗ lực của chính của mình, các NHTM cùng các định chế tài chính khác sẽ tìm ra hướng phát triển tốt nhất cho mình, đóng góp cho sự phát triển ngành TCNH tại Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của việt nam trong hội nhập kinh tế (Trang 104 - 107)