Hệ thống các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh từ nay đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 30)

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN

1.3.2. Hệ thống các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Có nhiều chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, song chỉ số quan trọng nhất mà Tổ chức Liên Hiệp quốc đưa ra là chỉ số phát triển con người (Human Development Index (HDI) để đo lường kết quả và đánh giá thành tựu phát triển con người. Đây là một tiêu chí

đánh giá sự tiến bộ và phát triển của mỗi quốc gia về con người. Chỉ số HDI được xây

dựng với ba chỉ tiêu cơ bản là: tuổi thọ bình quân, số năm sống bình quân của mỗi người dân ở một quốc gia từ khi sinh ra đến khi chết (tuổi thọ bình qn). Thành tựu giáo dục,

được tính bằng trình độ học vấn của người dân và số năm đi học bình qn của mỗi người

dân tính từ tuổi đi học (mặt bằng dân trí). Mức thu nhập bình qn đầu người.

Theo đánh giá của Liên hợp quốc, xét về tỷ lệ nhập học và hoàn tất ở các cấp học phổ thông cũng như đào tạo đại học, Việt Nam đã có những tiến bộ lớn về giáo dục. Tỷ lệ người biết chữ là 97% và tỷ lệ nhập học ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông

khá cao, chiếm 88% và 65% của năm 2012.

Trong những năm đổi mới, giáo dục - đào tạo cũng đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ 0,456 vào năm 1990 (xếp thứ 121/174 nước) lên 0,664 vào năm 1999 và tiếp tục tăng lên 0,709 vào năm 2007 (xếp thứ 109/177 nước), 0,728 năm 2011 (xếp thứ 128/187 nước) Đây là bước tiến bộ đầy ấn tượng, phản ánh những thành tựu to lớn của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống; tuổi thọ bình quân năm 2011 là 73 tuổi Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về tăng trưởng kinh tế và tuổi thọ trung bình. HDI được tính tốn dựa trên 3 chỉ số thành phần là: thu nhập (GDP bình qn đầu người tính theo ngang giá sức mua), tuổi thọ trung bình và giáo dục (tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học chung). Việt Nam đạt được những tiến bộ mạnh mẽ về GDI, phản ánh những thành tựu chung về bình đẳng giới ở cấp quốc gia. GDI đã tăng 12%, từ 0,650 năm 1999 lên 0,728

năm 2008. Khoảng cách giữa các tỉnh có giá trị cao nhất và thấp nhất đã giảm từ 65%

năm 1999 xuống còn 51% năm 2008. (Nguồn: Liên Hiệp Quốc năm 2011).

Chỉ số đói nghèo con người (HPI) năm 2008 là 10,93%, thấp hơn tỷ lệ nghèo tiền tệ là 14,5%. Trong giai đoạn 1999-2009, HPI của tất cả các tỉnh đều giảm và chỉ số HPI của quốc gia đã giảm 48,3%. Tuy nhiên, khoảng cách về HPI giữa các tỉnh giàu nhất và nghèo nhất của Việt Nam chỉ giảm nhẹ trong giai đoạn 1999-2008. Rõ ràng vẫn còn tồn tại sự chênh lệch dai dẳng về mức sống giữa các tỉnh giàu nhất và nghèo nhất. Bất bình

đẳng lớn và dai dẳng nhất trong HPI là tiếp cận với nước sạch, trong khi trong chỉ số đói

nghèo đa chiều, những thiếu thốn về nhà kiên cố, tiếp cận nước sạch và vệ sinh là lớn nhất. Đây cũng là một trong những chỉ số thể hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bởi giải quyết tốt vấn đề này sẽ là cơ sở để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.

Trên đây là những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nhân lực; ngồi ra cịn có các chỉ tiêu cụ thể đánh giá từng lĩnh vực, từng khía cạnh cụ thể của đời sống xã hội như: y tế, giáo dục, dinh dưỡng, nước sạch, dân số, mơi trường, văn hóa, tội phạm… Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng mỗi chỉ tiêu riêng lẻ chỉ đánh giá trên từng khía cạnh cụ thể, để thấy hết ý nghĩa của nó cần phải có sự phối hợp tổng thể với các chỉ tiêu khác như: HDI, GDI, HPI… mới đánh giá một cách đầy đủ và chính xác nhất về chỉ số phát triển con người, chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn cụ thể theo yêu cầu sự phát triển của kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh từ nay đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)