1.3.4.3 .Văn hóa xã hội
1.3.5.3. Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển nguồn nhân lực
lực ở Việt Nam
Hội nhập tích cực vào nền kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu mà bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều phải lựa chọn để phát triển. Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho các nước có khả năng tiếp cận với thị trường thế giới, với những công nghệ hiện đại, với những thành tựu mới trong quản lý, nhờ đó có cơ hội phát
triển tăng tốc và rút ngắn được thời gian cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia kết hợp tốt nhất sức
mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, phát huy được nội lực và mọi tiềm năng sáng tạo;
đồng thời, tranh thủ được tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển.
Tác động của xu thế tồn cầu hóa kinh tế đối với việc điều chỉnh và lựa chọn
thích ứng nhanh nhạy với xu thế này, sớm tìm được mơ hình - chiến lược phát triển phù hợp và vận dụng sáng tạo - có hiệu quả vào hồn cảnh cụ thể của nước mình thì khả năng tăng trưởng và phát triển nhanh, cải thiện được vị thế của mình trong nền
kinh tế thế giới.
- Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, tăng cường nguồn lực cho giáo dục, thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế và Hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia còn phải hướng đến việc đào tạo những con người thích ứng với thời đại cạnh tranh ồ
ạt và khốc liệt để phát triển. Việc đào tạo một thế hệ mới các doanh nhân - những
người lao động có tri thức - khoa học - cơng nghệ hiện đại, tri thức - năng lực kinh
doanh - năng lực cạnh tranh để dẫn dắt doanh nghiệp dành phần thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế trong và ngồi nước, phải là mục tiêu cơ bản trong chính sách giáo dục -
đào tạo của các quốc gia trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Việc sử dụng tiếng Anh trong giáo dục và đào tạo là một yêu cầu thực tế mà các quốc gia phải hướng tới trong thời đại tồn cầu hóa.
Tiếng Anh được coi là ngơn ngữ tồn cầu, thứ tiếng của doanh nghiệp, của chính trị, của ngoại giao, là tiếng “mẹ đẻ” của ngơn ngữ máy tính và Internet. Sự phổ biến của tiếng Anh là sự thật không thể phủ nhận; hiện nay, có khoảng 200 triệu người đang sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất, 2/3 dân số thế giới dùng như ngôn ngữ thứ hai và 1/6 dân số thế giới đang học tiếng Anh. Theo dự báo thì có khoảng 1/2 dân số
thế giới sẽ ít nhiều thông thạo tiếng Anh vào trước năm 2050. Muốn hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào q trình tồn cầu hóa thì phải biết sử dụng tiếng Anh; dĩ nhiên, việc phổ biến tiếng Anh trong giáo dục và đào tạo ở các quốc gia khơng có nghĩa là
làm suy giảm vị thế của tiếng mẹ đẻ. Các hiệu quả để chống lại sự lạm dụng tiếng Anh là cổ súy cho việc sử dụng tiếng mẹ đẻ. Nhưng ngăn chặn tiếng Anh là điều khơng bao giờ làm được trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế và dưới tác động của cuộc cách mạnh khoa học – công nghệ, nhu cầu và khả năng thực hiện sự hợp tác quốc tế về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ngày càng trở nên tất yếu và rõ nét. Nhiều nước coi đây là con
đường cơ bản để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển với khu vực
và thế giới. Việc cử cán bộ, chuyên gia, học sinh ...ra nước ngồi học tập, cơng tác
được nhiều nước quan tâm và trở thành phương thức chủ yếu để phát triển nguồn nhân
lực ở mỗi nước.
Việc sử dụng lao động cũng ngày càng mang tính quốc tế hóa rộng rãi. Xu hướng
đầu tư trực tiếp ngày càng gia tăng và sự di chuyển ồ ạt các nguồn lực sản xuất giữa
các nước làm cho quy mô của lao động tổng thể được sử dụng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, lãnh thổ. Trên thực tế, sự di chuyển nguồn nhân lực giữa các nước hiện đã trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội quốc tế.
Giáo dục và Đào tạo, cùng với khoa học công nghệ phải thực sự là quốc sách hàng đầu, phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư
phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, huy động tồn xã hội làm giáo dục,
động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự
quản lý của Nhà nước. Xã hội hoá giáo dục là tạo ra và phát triển phong trào toàn dân học tập; toàn xã hội làm giáo dục. Thực hiện xã hội hố khơng có nghĩa là khốn trắng cho nhà trường và giảm nhẹ trách nhiệm của Đảng và Nhà nước.
Nhà nước quy định cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
giúp đỡ phát triển giáo dục - đào tạo.
Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
Dành một tỷ lệ ngân sách thoả đáng để cử những người giỏi và có phẩm chất tốt
đi đào tạo và bồi dưỡng về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt ở những nước có
nền khoa học, cơng nghệ phát triển; sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo.
- Xây dựng một xã hội học tập
Dưới tác động của xu thế tồn cầu hóa kinh tế, việc đào tạo nguồn nhân lực cần phải được đầu tư phát triển theo một phương châm mới, đó là đào tạo thường xuyên -
đào tạo suốt đời.
Giáo dục và đào tạo sẽ liên quan đến tồn bộ cuộc đời chứ khơng phải chỉ ở tuổi trẻ. Giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp giúp con người có thể học thường xuyên - học suốt đời và giáo dục sẽ chuẩn bị cho con người về nội dung và phương pháp để
học thường xuyên - học suốt đời. Học thường xuyên - học suốt đời là đặc trưng cơ bản của một nền giáo dục - đào tạo từ thấp lên cao và mang tính tồn cầu; vì thế, hệ thống
đào tạo cũng dần được điều chỉnh, đổi mới căn bản tồn diện với những chương trình,
kỹ năng đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học - cơng nghệ trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.