Phân tích cung – cầu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh từ nay đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)

1.3.4.3 .Văn hóa xã hội

3.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ

3.1.1.3. Phân tích cung – cầu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh

Thị trường lao động thành phố tiếp tục có sự chênh lệnh cung - cầu, một số ngành nghề biểu hiện tương đối rõ nét sự chênh lệch cung - cầu như:

Tài chính - Ngân hàng: là ngành nghề có số lượng người tìm việc làm ln ln

vượt so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong những năm trở lại đây.

Năm 2012, nhiều ngân hàng thực hiện tái cơ cấu bộ máy nhân sự, hàng loạt thay đổi nhân sự không chỉ ở vị trí cao cấp mà cịn ở các cấp trung và thấp, nhiều ngân hàng cắt

giảm nhân sự, tuy nhiên đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục việc tuyển dụng mới nhân sự, nhân sự Tài chính - Ngân hàng có kinh nghiệm và chun mơn giỏi là yêu cầu cần thiết của nhiều doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng năm 2012 và các năm tới để đáp

ứng được việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự của hệ thống ngân hàng.

Kế toán - Kiểm tốn: Ngành nghề có nhiều biến động về nhân sự, đặc biệt là

nhân sự có chun mơn giỏi, tuy là nhóm ngành nghề liên tục được tuyển dụng và có nhu cầu, nhưng nhân lực tìm việc trong nhóm ngành nghề này luôn cao hơn so với nhu cầu tuyển dụng ở tất cả các trình độ.

Cơ khí: Tuy nhu cầu tuyển dụng năm 2012 giảm so năm 2011, nhưng nguồn

cung nhân lực chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt ở trình độ từ trung cấp đến đại học, Các doanh nghiệp luôn không tuyển đủ người, cho dù đã đặt hàng đào tạo

và khơng u cầu q cao về tay nghề, trình độ. Năm 2012, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đào tạo chỉ khoảng 9.000 sinh viên, học sinh nhưng chỉ tuyển đạt dưới 50%.

Xây dựng - Kiến trúc: Cùng với sự khó khăn của nền kinh tế, thị trường bất động

sản cũng không mấy sáng sủa, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành kiến trúc - xây dựng tạm ngưng hoặc ngưng hoạt động, đặc biệt những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy,

trong năm 2012 nhu cầu tuyển dụng giảm gần 50% so năm 2011, tỷ lệ người lao động trong ngành kiến trúc - xây dựng thất nghiệp cũng khá cao, Số chỗ làm việc trống chỉ

đáp ứng được 50% nhu cầu tìm việc làm ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.

Công nghệ thông tin: Nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 tăng 66,22% so với

năm 2011, đặc biệt nhu cầu tuyển dụng trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên

ngành như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, tester, nhân viên phát triển phần mềm, thiết kế lập trình web, lập trình mobile … nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng 70% nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung đa số là sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng còn hạn chế về kỹ năng, chưa phù hợp yêu cầu chuyên ngành kể cả kiến thức ngoại ngữ.

Marketing - Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ: Năm 2012

nhu cầu tuyển dụng chiếm 44,70% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhu cầu lao

xu hướng tăng nhu cầu nhân lực vào thời điểm cuối năm. Xu hướng tuyển dụng trong nhóm ngành này ngày càng chú trọng về chất lượng và trình độ.

Đối với các nhóm ngành nghề khác, thì nhu cầu tuyển về công nhân kỹ thuật lành

nghề, nhân lực có trình độ cao, nhân lực quản lý cũng luôn là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp.

Nhận định chung về tình hình thị trường cung - cầu nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 còn những vấn đề cần được quan tâm:

- Nhu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa đồng bộ với yêu cầu chuyển

dịch cơ cấu kinh tế.

- Chất lượng, số lượng, cơ cấu đào tạo chưa đáp ứng, chưa cân đối phát triển nhân lực. - Các chính sách thu hút cơng nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực chất lượng cao của đa số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa rõ nét.

- Biến động, dịch chuyển lao động vẫn còn cao tới 20%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh từ nay đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)