Thị trường sức lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh từ nay đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN

1.3.3. Thị trường sức lao động

Đề cập về phát triển nguồn nhân lực trong kinh tế thị trường, không thể không đề

cập đến thị trường sức lao động. Đây là một trong những đặc điểm làm thay đổi về

chất và lượng việc phát triển nguồn nhân lực gắn với trạng thái chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Nâng cao tính linh hoạt của thị trường sức lao động, tức là tránh những quy định xơ cứng mà cần phải để cho giá cả sức lao động, số lượng, chất lượng sức lao động, cơ cấu lao động tự thích ứng với những thay đổi của thị trường, nâng cao tính linh hoạt

của tổ chức sản xuất, chế độ làm việc, phương thức hợp đồng thuê mướn nhân cơng, trình tự và nội dung thương lượng thỏa thuận giữa giới chủ và giới thợ.

Như chúng ta đều biết thị trường sức lao động ra đời gắn liền với sự ra đời và vận

động của một loại hàng hóa đặc biệt hàng hóa sức lao động. Các yếu tố cơ bản trên thị

trường sức lao động trước hết và quan trọng hơn hết là hàng hóa sức lao động, là cung cầu, giá cả sức lao động.

Nguồn cung và cầu về sức lao động thực chất là cung và cầu về nguồn nhân lực

được hình thành từ các yếu tố khác nhau. Nguồn cung về nhân lực được hình thành từ

các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác. Nguồn cung cịn được thể hiện từ những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc nguồn cung còn được thể hiện từ nguồn lao động nhập khẩu. Một nguồn cung khác được bổ sung thường xuyên từ những người đến độ tuổi lao động. Đối với nước ta đây là nguồn cung rất lớn với đặc điểm Việt Nam dân số trẻ.

Nguồn cầu về lao động được hình thành từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

hoặc từ nhu cầu lao động nhập khẩu của nước ngoài. Sự tác động qua lại của cung cầu hình thành nên giá cả sức lao động, khoản thù lao mà người lao động nhận được phản ánh trạng thái cân bằng trên thị trường sức lao động.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Phát triển thị trường sức lao

động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích

cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm. Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là ở khu vực nông thôn. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nơng

nghiệp. Hồn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền” (Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTWƯ khố VIII, 1997).

Hệ thống các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm

vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên

cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh từ nay đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)