1.3.4.3 .Văn hóa xã hội
2.1. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Những đặc điểm về tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ với hơn 300 năm hình thành và phát triển, có diện tích là 2.095,01 Km2, dân số năm 2012 là 7.750.900 người trong đó thành thi là 6.433.200 và nơng thơn là 1.317.700 người là một trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính, văn hố, khoa học cơng nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế của cả nước. Với tinh thần "cùng cả nước, vì cả nước", phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, thành phố Hồ Chí Minh đi đầu cả nước trong sự nghiệp CNH, HĐH, trong việc nâng cao chất
lượng, hiệu quả phát triển kinh tế, cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới.
2.1.2. Những đặc điểm về kinh tế - xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có kinh tế tăng trưởng cao đạt mức 10,3%; tuy mức tăng không bằng năm trước nhưng cao hơn mức tăng 8,6% của năm 2009 của thành phố đã đạt mức tăng trưởng cao so với cả nước. Tổng sản phẩm nội
địa (GDP) tăng 9,2%.
Chỉ tiêu phát triển của các ngành trong giá trị tổng sản phẩm xã hội của thành phố hàng năm đều tăng; tốc độ phát triển cao nhất là năm 2007, giảm dần là 2008 -
2009 do chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế tồn cầu nhung sau đó có chiều hướng tăng trở lại vào năm 2010 - 2011; so với các ngành tốc độ phát triển của dịch vụ tăng lên
đáng kể và tăng cao nhất là năm 2006 - 2007 được 113,7% và 113,6%, tốc độ tăng
trưởng đó thích ứng với định hướng phát triển theo u cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (Theo số liệu ở phụ lục 2).
Biểu 1: Tỉ lệ GDP từng ngành so với thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 – 2011 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Ngành nông lâm, thủy sản Ngành công nghiệp - xây dựng Các ngành dịch vụ
(Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2011)
Qua số liệu phụ lục 3 và biểu 1 cho thấy tỉ lệ GDP của ngành ngành công nghiệp, xây dụng và ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao so với ngành nông nghiệp. Đặc biệt là ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần đều qua các năm, cao nhất là năm 2008 đạt 54.43% sự tăng lên của ngành dịch vụ do Việt Nam gia nhập vào WTO làm tăng sức mua của thị trường ở thành phố Hố Chí Minh đồng thời cũng tăng lượng khách du lịch. Tuy nhiên tỷ trọng ngành giảm nhẹ vào các năm 2009 - 2010 do chịu ảnh hưởng chung của sự khủng hoảng kinh tế của thế giới. Bên cạnh đó, hai ngành cơng nghiệp, xây dựng và ngành nơng nghiệp có xu hướng giảm nhẹ
trong các năm 2009 - 2011.
Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2005 ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 48,1%, đến năm 2006 - 2011 ngành có cơng nghiệp, xây dựng có xu giảm nhẹ. Ngược lại, năm 2005 cơ cấu này là du lịch là 50,1% và tăng đều trong các năm 2006 - 2011 qua đó cho thấy ở thành phố Hồ Chí Minh có sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành rất rõ rệt.
Bảng 1: Chỉ tiêu cơ cấu GDP ngành giai đoạn 2005 – 2011
(Đơn vị tính: %)
Năm/
Chỉ tiêu cơ cấu
GDP ngành 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Ngành nông lâm, thủy sản 1,3 1,2 1,4 1,4 1,3 1,2 1,2 Ngành công nghiệp, xây dựng 48,1 47,5 46,5 44,1 44,5 45,3 44,5 Các ngành dịch vụ 50,6 51,3 52,1 54,4 54,2 53,5 54,3
(Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2011)
Số liệu trên đây cho thấy cơ cấu ngành kinh tế dịch vụ cao có xu hướng tăng lên từ 50,6% năm 2005 tăng lên 54,3% năm 2011, tăng gần xấp xỉ 3,7% so với ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp, cịn ngành cơng nghiệp - xây dựng cao nhất là năm 2005 và giảm dần qua các năm 2006 - 2011 giảm xấp xỉ 0,8%. Ngành nơng nghiệp có xu hướng giảm 0,1%. Qua đó cho thấy thành phố Hồ Chí Minh có thế mạnh phát triển ngành cơng nghiệp và ngành dịch vụ. Hai ngành này hầu như đang phát triển tương đồng nhau tuy nhiên ngành dịch vụ vẫn giữ mang lại lượng GDP cao hơn so với ngành công nghiệp - xây dựng. Đây là một sự chuyển biết tốt đối với sự phát triển của thành phố. Để thực hiện thành cơng q trình CNH, HĐH thì thành phố cần nổ lực hơn nhằm tăng GDP trong các ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ. Ngành công nghiệp - xây dựng và ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng ít nhưng mang lại giá trị cao, đồng thời chú trọng phát triển ngành dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đưa ra từ nay đến năm
2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đây là thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo mục tiêu Đại hội VII của Đảng đề ra. Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung triển khai thực hiện đồng loạt các
chương trình, dự án trên tất cả các lĩnh vực nông - lâm - ngư, công nghiệp, dịch vụ, giao thông, giáo dục... Mười năm qua từ 2001-2011 nền kinh tế của thành phố đã đạt mức tăng trưởng cao so với cả nước.
Về giá trị sản xuất, tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 1.313.248.886 triệu đồng, thì năm 2011 tăng 16,06% so với năm 2010. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2011 đạt 702.957.159 triệu đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp là 11.113.219
triệu đồng và ngành dịch vụ đạt 461.573.000 triệu đồng.
Theo số liệu thống kê ở phụ lục 4 cho thấy giá trị sản xuất các ngành kinh tế trong thành phố hàng năm tăng lên đáng kể. Nếu so với tổng số năm 2006 thì năm 2011 tốc độ phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, nông lâm nghiệp giảm hơn 4,6%, dịch vụ tăng hơn 0,5%. Đây là chiều hướng tích cực trong cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố, điều này chứng tỏ trong xu thế chung sự phát triển kinh tế xã hội của
thành phố, kinh tế đã vận động theo yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.
Bảng 2: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị tính: Lao động/tỷ USD)
Năm Ngành kinh tế 2000 2005 2009 2010 2011 2012 Tổng 2.209.868 2.676.420 3.676.206 3.696.378 3.828.240 4.029.187 Nông, lâm, ngư nghiệp 142.091 145.282 101.759 101.200 96.232 92.968 Công nghiệp & xây dựng 917.242 1.226.932 1.599.957 1.609.316 1.613.875 1.618.074 Dịch vụ 1.150.535 1.304.206 1.974.490 1.985.862 1.989.586 1.993.015
(Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2012)
Năm 2000 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của thành phố là 2.209.868 người, tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội (GDP) là 75.863 tỷ đồng (theo giá thực tế), như vậy để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần 29,22 lao động. Năm 2012 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của thành phố là 4.029.187 lao động, để tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội là 592.000 tỷ đồng. Như vậy để tạo ra 1 tỷ GDP thì trung bình chỉ cần 7,2 lao động. Số lao động để tạo ra 1 tỷ GDP so sánh qua từng năm có chiều hướng giảm dần,
nếu như năm 2000 là 29,22 lao động thì đến năm 2012 chỉ cịn 7,2 lao động/tỷ GDP, đây là điều mong muốn của các nhà quản lý cũng như các nhà kinh doanh.
Biểu 2: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2012
0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000 2000 2005 2009 2010 2011 2012 Tổng
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp & xây dựng Dịch vụ
(Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2012)
Qua biểu đồ 2 và phụ lục 5 cho thấy ở thành phố Hồ Chí Minh lao động trong
ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 53,92% vào năm 2012 so với lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 43,77% và ngành nông nghiệp chiếm 2,31%. Qua đó cho thấy ở thành phố Hồ Chí Minh có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ CN - DV - NN sang cơ cấu kinh tế DV - CN - NN đây là kết quả của quá trình thực hiện CNH, HĐH ở thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3. Về văn hóa xã hội
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế - giáo dục, thể dục thể thao… Những năm qua đã thay đổi tích cực. Hầu hết các quận, huyện của thành phố đều có bệnh viện,
trạm y tế, trường học, các phương tiện truyền thông được trang bị đầy đủ, nhiều trung tâm văn hóa được xây dựng, các chính sách xã hội đều thực hiện khá tốt. Hệ thống điện và nước sạch đã đến được với người dân. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa,
tinh thần của người dân thành phố.
Nhìn chung, trong những năm gần đây thành phố đã đạt được những thành tựu
quân năm năm 2012 tăng 11,3%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp
trong cơ cấu GDP. Sản phẩm nơng nghiệp có nhiều tiến bộ trong chuyển đổi cơ cấu
sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, gắn với thị trường, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp năm 2012 tăng 5,1% so với năm 2011, trong đó cơng nghiệp khai khống giảm 34,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,9 %. Giá trị sản xuất xây dựng cả năm ước thực hiện 152.334 tỷ đồng, tăng 10,7% so năm 2011; Giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2012 là 13.265 tỷ đồng tăng 6% so năm trước; trong đó Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 10.138 tỷ đồng, tăng 4,1% so năm trước,
giá trị ngành trồng trọt tăng 3,7%, giá trị chăn nuôi tăng 4,4%, dịch vụ tăng 4,8%; Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 3.008,7 tỷ đồng tăng 10,5% so năm 2011, sản lượng đạt 49.472 tấn, tăng 9%; trong đó khai thác tăng 0,2%, nuôi trồng tăng 17,3%.
Các yếu tố kinh tế - xã hội của thành phố đã góp phần thúc đẩy tích cực sự phát triển nguồn nhân lực cả về thể chất lẫn tinh thần. Thứ nhất, kinh tế phát triển, quy mô sản xuất được mở rộng, giải quyết việc làm cho người lao động; thứ hai, thu nhập bình quân đầu người tăng, điều kiện sống được cải thiện, đồng thời các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giải trí… Ngày càng phát triển, người dân có điều kiện và cơ hội để nâng cao dân trí, sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần.
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra vấn đề phát triển nguồn nhân lực,
địi hỏi nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của q trình hội nhập kinh tế tồn cầu nói chung và q trình đơ thị hóa nói riêng.