1.3.4.3 .Văn hóa xã hội
1.3.5.1. Toàn cầu hóa kinh tế với vấn đề việc làm và thất nghiệp
Có những quan điểm khác nhau về tác động của tồn cầu hóa kinh tế đối với vấn
đề việc làm và thất nghiệp.
Có những người phản đối tồn cầu hóa lo ngại rằng tồn cầu hóa sẽ làm tăng nguy cơ thất nghiệp, thậm chí có ý kiến cho rằng tồn cầu hóa là ngun nhân chính gây ra tình trạng thất nghiệp gia tăng trong một nước. Những người theo quan điểm này lập luận rằng:
Thứ nhất, sự cạnh tranh khốc liệt trong q trình tồn cầu hóa làm cho hàng loạt
doanh nghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, chuyển đổi kinh doanh hoặc phá sản và ngừng sản xuất, khiến cho nhiều người mất việc làm.
Thứ hai, cùng với sự phát triển của tồn cầu hóa, sự gia tăng các luồng di chuyển
nhân công giữa các nước càng làm cho những người lao động kém thuận lợi (kém năng lực, ít được đào tạo hoặc khơng có điều kiện để tiếp cận sự đào tạo), đứng trước nguy cơ bị mất việc cho những người có khả năng cạnh tranh cao hơn và ngày càng khó khăn để kiếm được những việc làm mới.
Thứ ba, tự do hóa thương mại và đầu tư tạo điều kiện làm gia tăng các luồng đầu
tư ra nước ngoài và như vậy làm cho những người lao động trong nước mất bớt cơ hội có việc làm. Nhiều người lao động ở các nước phát triển tham gia biểu tình chống tồn cầu hóa chia sẻ quan điểm này.
Có những người ủng hộ tồn cầu hóa lại cho rằng tồn cầu hóa kinh tế khơng
phải là ngun nhân làm cho nạn thất nghiệp gia tăng mà trái lại nó góp phần tạo thêm nhiều việc làm hơn, bởi vì:
Thứ nhất, quá trình này thúc đẩy sự cơ cấu lại nền kinh tế hợp lý hơn, nâng cao
hơn năng lực cạnh tranh và phát triển thêm nhiều ngành - lĩnh vực mới, thu hút lực lượng lao động vào những ngành mới này.
Thứ hai, quá trình này làm cho những người lao động có cơ hội kiếm được việc
làm phù hợp hơn với năng lực và thế mạnh của mình trên những thị trường quốc gia và quốc tế nhờ tính “lưu động” của thị trường rộng lớn.
Thứ ba, tự do hóa thương mại và đầu tư làm cho việc sử dụng các nguồn lực hiệu
quả và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tốt hơn, giúp tăng ngân sách cho các chính phủ
đầu tư cho việc đào tạo, tái đào tạo và giúp người lao động kiếm việc làm thuận lợi hơn.
Cho đến nay, các nghiên cứu về vấn đề này chưa khẳng định được tính thuyết
phục của quan điểm cho rằng tồn cầu hóa là ngun nhân trực tiếp làm gia tăng tình trạng thất nghiệp ở các nước. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa có nhiều nhân tố gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp ở các
nước. Việc đánh giá tác động của tồn cầu hóa đối với vấn đề này cần được xem xét
trong mối quan hệ tổng thể của nhiều yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội ở mỗi nước và nhiêu yếu tố quốc tế có liên quan.