1.3.4.3 .Văn hóa xã hội
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ
3.3.1. Giải pháp về đầu tư cho giáo dục đào tạo
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII nêu rõ: "Muốn tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" (Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTWƯ khoá VIII, 1997). Đại hội XI của Đảng đã
nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển kinh tế trí thức, góp phần tăng nhanh năng
Như vậy, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ phải được coi là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH thắng lợi. Cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ trong thời kỳ tồn cầu hố đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh khoa học ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn. Sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Truyền thông về khoa học - công nghệ diễn ra sôi động. Nhiều tri thức và cơng nghệ mới ra đời địi hỏi q trình giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, suốt
đời để người lao động có thể thích nghi được với những biến đổi mới của khoa học -
công nghệ. Giáo dục - đào tạo và khoa học cơng nghệ phải được "chuẩn hố", "hiện đại hố", và hội nhập quốc tế.
- Đầu tư phát triển giáo dục đại học, cao đẳng, kỹ thuật chuyên nghiệp
Để huy động thêm các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học, Nhà nước đã đầu
tư bằng các Dự án ODA và nhiều Dự án nâng cao năng lực đại học, cao đẳng bằng các nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại khác. Ngồi ra, khuyến khích các cơ sở đại học, cao
đẳng thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ để tăng nguồn thu. Tuy nhiên, so với nhu cầu của ngành giáo dục, hàng năm các cơ sở
giáo dục vẫn thiếu kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Nhà nước huy động các nguồn lực từ xã hội, vay tín dụng nước ngoài để bổ sung nguồn vốn cho phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đại hoc, cao đẳng.
Ngồi ra, riêng chính sách về đất đai, Bộ tài chính đề nghị, các địa phương có
nhiều khu cơng nghiệp, khu kinh tế thì khi quy hoạch đất làm khu cơng nghiệp, khu
kinh tế phải dành một phần diện tích đất cho việc xây dựng trường, cơ sở đào tạo,
không thu tiền thuê đất.
Theo thống kê của Bộ giáo dục - đào tạo, tính đến 2013, thành phố Hồ Chí Minh có 4 Học viện, 51 trường đại học, 74 trường cao đẳng, 44 trường trung cấp. Tổng số sinh viên cao đẳng, đại học năm 2012 là 815.563 (tăng 10,21% so với năm 2011). Tỉ lệ
sinh viên/giảng viên bình quân trung của cả hệ thống giáo dục đại học năm học 2012 là 27,15 sinh viên/giảng viên. Khối các trường ngồi cơng lập, bình qn 31,1 sinh viên/giảng viên.
Các dự án đầu tư xây dựng trường đại học đã và đang được triển khai trên nhiều
địa bàn. Thời gian gần đây, trước đòi hỏi của các nhà tuyển dụng, cũng như của xã hội,
các trường đại học đang đầu tư điều chỉnh chương trình giảng dạy, đầu tư xây dựng
mở rộng giảng đường, khu vực nghiên cứu khoa học, thư viện, phịng thí nghiệm,
…các điều kiện cơ sở vật chất cho sinh viên, học viên…Các trường đại học đang liên kết với các doanh nghiệp, với ngân hàng, công ty thực hiện nhiều hội thảo hướng nghiệp, tạo mối liên kết, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, ngoài các
doanh nghiệp trong nước. Nhiều trường còn liên kết đào tạo với các trường đại học
nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tạo ra một môi trường giáo dục quốc tế, tiến tới ngang tầm khu vực và đạt trình độ thế giới.
Về đầu tư phát triển trường đào tạo nghề, kỹ thuật chuyên nghiệp, hiện thành phố có khoảng 80 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế, bao gồm: hơn 44 trường Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề (trong đó có 47,57% trường ngồi cơng lập); còn lại khoảng 38 cơ sở dạy nghề (trong đó có 67% ngồi cơng lập) và hàng chục cơ sở dạy nghề khác tham gia dạy nghề ngắn hạn.
- Đầu tư phát triển nâng cao dân trí, giáo dục hướng nghiệp:
Chăm lo, phát huy, bồi dưỡng nguồn lực con người là bộ phận quan trọng nhất trong chiến lược con người, là nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp giáo dục nước ta trong những năm tới, nhằm tạo ra những điều kiện cơ bản để tiến hành cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung thì học nghề được quy định trong Bộ
Luật Lao động, học nghề gắn chặt với lao động và việc làm, hướng vào thế giới lao động,
Đặc biệt trong kinh tế thị trường, để đứng vững trong cạnh tranh, chất lượng là hàng đầu,
kể cả chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực tạo ra của cải đó. Nhiều nước trên thế giới coi đào tạo nghề là một biện pháp chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, “Các
nước phát triển đều thiết lập rất sớm các trung tâm dạy nghề, thời gian học ngắn, thực
hành là chính, nhằm vào những nghề mà thị trường đang cần” (Trương Văn Sang, 2006). Phải đổi mới căn bản chất lượng giáo dục đào tạo, Trí tuệ là lực lượng vật chất quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Đổi mới cơng nghệ có ý nghĩa then chốt, trong đó có cả việc đổi mới cơng nghệ tư duy, tư duy trong hoạch định chính sách và cả trong tổ chức thực hiện chính sách.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần có quy chế chung cho hoạt động dạy nghề
và học nghề. Cho phép mọi cá nhân, doanh nghiệp, công ty thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được mở các cơ sở đào tạo nghề, gắn các trường lớp đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm giới thiệu việc làm một cách có hệ thống.
Có quy định trả phí đào tạo đối với người sử dụng các lao động được đào tạo (trả cho trường lớp đào tạo nếu nhận từ trường, lớp, trả cho chủ sử dụng cũ nếu là chuyển nhượng lao động).
Đưa trường lớp dạy nghề về gắn khu dân cư, Phấn đấu mỗi huyện có một trung
tâm dạy nghề. Đây là một hoạt động thiết thực khơng chỉ nâng cao trình độ nghề
nghiệp mà cịn giải quyết tốt nguồn lao động tại chỗ.
Giáo dục ý thức và tâm lý coi trọng nghề trong thanh thiếu niên các trường phổ thông cơ sở và phổ thơng trung học. Thành phố cần có biện pháp định hướng, phân luồng cho học sinh ngay khi còn ở bậc phổ thông.
Khai thác khả năng về chuyên gia, kỹ thuật gia và cơ sở vật chất hiện có của các trường đào tạo nghề, các trung tâm liên kết của thành phố đối với các trường đại học lâu nay đang đào tạo. Gắn kết việc đào tạo một cách thiết thực tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với xu thế
quốc tế hóa, tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một giải pháp quan trọng theo xu thế phát
triển của khoa học công nghệ trên thế giới. Để làm được việc này ngân sách dành cho
đào tạo cần tập trung ưu tiên cho trường nghề để thực hiện đào tạo dài hạn là chủ yếu
Quy định rõ trình độ và tay nghề của các giáo viên dạy nghề tương ứng với các
nghề và cấp nghề đào tạo, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định này ở các trường, trung tâm dạy nghề công lập và các cơ sở tư nhân. Đổi mới trang thiết bị dạy nghề, phương pháp truyền nghề, dạy nghề học nghề của các nước khu vực và quốc tế.
Vấn đề tạo động lực để kích thích mọi người chăm học, chăm làm, động viên
tính tích cực xã hội của người lao động làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, từ đó đi đến sáng tạo là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý vĩ mô, cũng
như vi mô nguồn lực con người, lực lượng lao động.
Ở nước ta, xã hội hóa giáo dục trong thời gian qua đã mang lại kết quả tốt. Giải pháp xã hội hóa giáo dục khi nguồn ngân sách quốc gia có hạn, mâu thuẫn với yêu cầu phát triển thì càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Do vậy, xã hội hố cần thực hiện một cách tồn diện, thể hiện ở một số nội dung sau:
- Xã hội hóa trong việc tạo điều kiện để phát triển trường lớp như: ưu tiên về địa
điểm, mặt bằng cho việc xây dựng trường, hiến đất xây dựng trường, đơn giản hóa các
thủ tục xây dựng trường, vay vốn lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế…
- Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho việc dạy và học bằng các hình thức:
+ Đóng góp bắt buộc đối với các học sinh đang học, coi đây là trách nhiệm của
gia đình vì sự nghiệp giáo dục, bên cạnh đó có xem xét miễn, giảm cho đối tượng con hộ nghèo, gia đình chính sách, con em đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Huy động các nguồn vốn thông qua nhiều kênh để huy động các nguồn lực trong dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngồi nước, các tổ chức phi Chính phủ quốc tế tham gia trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Thành phố.
- Xã hội hóa cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên thơng qua việc cân đối nhu cầu để thông báo nhu cầu giáo viên hàng năm và 5 năm với số lượng và bộ mơn cụ thể cho tồn dân biết để định hướng nhân dân tự đào tạo.
- Xã hội hóa trách nhiệm huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, trách nhiệm cá nhân và gia đình trong việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ,
phổ cập trung học cơ sở. Gắn trách nhiệm của nhà trường với trách nhiệm của phụ huynh trong quá trình học tập.
- Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn:
Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phải tập trung nguồn lực để, xây
dựng nâng cấp một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế; xây
dựng hệ thống trường phổ thông chất lượng cao ở các huyện, thành phố; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề chất lượng cao, nâng cấp một số trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung cấp nghề lên cao đẳng, đại học. Đồng thời liên
doanh, liên kết xây dựng các cơ sở đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, trung
cấp nghề trong thành phố, kể cả cơ sở 100% vốn nước ngoài để hình thành cơ sở đào tạo có uy tín trong nước.
Thành phố đã xây mới và kịp đưa vào sử dụng 1.095 phòng học với tổng số vốn
đầu tư trên 1.030 tỷ đồng. Nhiều phòng học khác cũng được duy tu sửa chữa, mua sắm
thêm thiết bị dạy và học. Thành phố cũng hỗ trợ lãi suất cho vay 495 tỷ đồng để các cơ sở giáo dục ngịai cơng lập sửa chữa, đầu tư trường lớp. Nhưng cũng còn 86 dự án xây dựng trường lớp khơng kịp hịan thành, phải chuyển tiếp đến năm sau do cơ chế tài
chính chưa đáp ứng kịp.
Mặt khác, việc ưu tiên đầu tư xây dựng thêm phòng học, trường học cũng chưa
đáp ứng kịp tốc độ tăng số lượng học sinh. Từ đó, việc triển khai giảm sỹ số học sinh,
tăng số lớp học hai buổi một ngày, nhân rộng mơ hình trường chất lượng cao, đổi mới trong dạy và học…cũng còn hạn chế.
Đầu tư đổi mới chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn
hóa xã hội là quyết sách quan trọng. Công việc này phải bắt đầu từ quyết tâm xây dựng
đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cho các cấp học ở nước ta. Tôn vinh và bảo vệ
người tài, đề cao những phát minh sáng chế có giá trị là cơng việc có ý nghĩa to lớn đối với tăng trưởng. Việc tạo các sản phẩm văn hóa làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho dân tộc cũng góp phần vật chất cho q trình và mục đích tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
- Đổi mới quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ làm cơ sở triển khai thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện thống nhất đầu mối quản lý và hoàn
thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục. Thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý, hoàn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đi đơi với hồn thiện cơ chế cơng
khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân.
Bảo đảm dân chủ hóa trong giáo dục, thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá quản lý nhà nước về giáo dục.
Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, xây dựng khung trình độ quốc gia về giáo dục tương thích với các nước trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo phân luồng trong hệ thống, đặc biệt là phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và liên thơng giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
Phân loại chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đại học theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, các cơ sở giáo dục chưa đạt chuẩn phải có lộ trình
để tiến tới đạt chuẩn; chú trọng xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến, trọng điểm, chất
lượng cao để đào tạo bồi dưỡng các tài năng, nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế - xã hội.
Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: Chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện
đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa
công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý giáo dục ở các cấp.
Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng sau năm
2015. Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các