CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo
Sử dụng phương pháp đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Hệ số Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau khơng chứ không cho biết các biến nào cần bỏ đi, các biến nào cần giữ lại. Khi đó việc tính tốn hệ số tương quan biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào khơng đóng góp nhiều vào các khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3, chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 vì Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
- Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được, từ 0,6 trở lên có thể sử dụng trong các khái niệm nghiên cứu mới (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
- Các biến quan sát có trong tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 được xem là biến rác và được loại bỏ và khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 thì thang đo được chấp nhận.
Từ các tiêu chí trên, bài nghiên cứu này thực hiện đánh giá thang đo dựa vào: - Loại các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4.
- Nghiên cứu tác động phong cách lãnh đạo chuyển dạng nhìn chung là tương đối mới đối với các đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời câu hỏi do đó tác giả chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.