Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đến hiệu quả công việc của lực lượng kiểm lâm trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các biến độc lập Quan tâm cá nhân, Ảnh hưởng lý tưởng, Động lực thúc đẩy, Sự khích lệ tinh thần của phong cách lãnh đạo chuyển dạng có tác động đến hiệu quả cơng việc của lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả công việc của lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là sự khích

lệ tinh thần. Điều này cho thấy nhân viên sẽ làm việc có hiệu quả hơn nếu nhận được

sự khích lệ tinh thần từ người lãnh đạo. Khi đó nhân viên sẽ cảm thấy cơng việc này là cuộc sống của họ. Họ sẽ tiếp tục theo đuổi cơng việc và nỗ lực hết mình để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cống hiến cho tổ chức khi lãnh đạo ln có thái độ chấp nhận thay đổi và kịp thời ủng hộ, động viên, khen thưởng khi nhân viên có sáng tạo và đổi mới trong công việc. Nhiệm vụ của kiểm lâm là quản lý bảo vệ rừng tại những địa bàn rừng núi hiểm trở, đặc biệt nguy hiểm khi phải đối mặt với lâm tặc nên rất cần đến sự khích lệ tinh thần nhất là sự khích lệ của lãnh đạo đơn vị. Thực tế tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, lãnh đạo đơn vị khi đi làm việc trực tiếp tại các Hạt Kiểm lâm hay làm việc trực tiếp với chủ rừng luôn động viên, khích lệ tinh thần cho nhân viên hăng hái, tích cực làm việc. Lãnh đạo thường xuyên nêu gương những cơng

chức kiểm lâm tích cực hồn thành xuất sắc các cơng việc, có sáng kiến hay trong quản lý, chỉ đạo điều hành hay xử lý công việc. Kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc. Đây cũng là những hoạt động thiết thực của lãnh đạo nhằm khích lệ tinh thần của nhân viên góp phần vào cơng tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.

Nhân tố thứ hai tác động đến hiệu quả công việc của lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng là động lực thúc đẩy. Khi lãnh đạo tạo động lực cho nhân viên làm việc, sẵn sàng trao quyền cho nhân viên để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ sẽ làm cho hiệu quả công việc của cá nhân tăng dẫn đến hiệu quả của tổ chức cũng tăng bởi vì khi đó họ thật sự cảm thấy chủ động trong cơng việc khơng bị gị bó quản lý gắt giao, với tâm lý làm việc thật thoải mái thì hiệu quả cơng việc cao là điều hiển nhiên. Bên cạnh đó cơng tác quản lý bảo vệ rừng là nghề đặc biệt nguy hiểm, thường xuyên phải đối mặt với những nguy cơ cháy rừng, tình trạng phá rừng, những đối tượng manh động thường xuyên chống phá lực lượng thi hành công vụ…nên tâm lý của lực lượng kiểm lâm thường khơng ổn định, bất cứ tình huống xấu nào cũng có thể xảy ra đối với họ mọi lúc mọi nơi do đó nếu khơng được lãnh đạo tạo động lực thúc đẩy họ dễ dàng bị lâm tặc mua chuộc. Tuy nhiên trước tình hình diện tích rừng trên cả nước bị tàn phá nặng nề, Chi cục Kiểm lâm được lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng phá rừng trên địa bàn tỉnh, do đó trên thực tế lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm luôn thường xuyên bằng nhiều hình thức khích lệ tinh thần cơng chức hoàn thành tốt nhiệm vụ chứ chưa thật sự trao quyền cho nhân viên để họ chủ động trong công việc. Hiệu quả công việc của lực lượng kiểm lâm chưa cao do không được trao quyền nên khi xử lý công việc thường bị động phải báo cáo xin ý kiến cấp trên từng vụ việc mặc dù có những vụ việc yêu cầu phải giải quyết nhanh, gọn.

Nhân tố thứ ba tác động đến hiệu quả công việc của lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng là quan tâm cá nhân. Khi nhân viên được lãnh đạo

đồng thời lãnh đạo luôn ủng hộ họ cân bằng trong công việc và cuộc sống, khi đó họ sẽ hết mình vì cơng việc làm tăng hiệu quả cơng việc. Mặc dù lực lượng kiểm lâm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu luôn được lãnh đạo động viên, khuyến khích hồn thành tốt cơng việc. Lãnh đạo Chi cục luôn khai thác được năng lực của nhân viên, luôn ủng hộ nhân viên cân bằng trong cuộc sống và công việc nhưng thực tế đã phân tích ở trên, do khơng được trao quyền nên hiệu quả công việc cũng chưa đạt như mong muốn.

Cuối cùng nhân tố tác động đến hiệu quả công việc của lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng là ảnh hưởng lý tưởng. Nhân tố này tác động ít nhất đến hiệu quả cơng việc. Do lãnh đạo Chi cục thường xuyên tuyên truyền nhân viên nói khơng với tham nhũng, nêu gương những cán bộ kiểm lâm liêm chính, tận tụy vì cơng việc chứ chưa thật sự có hành động thiết thực khiến nhân viên ngưỡng mộ, tôn trọng, tin cậy để bắt chước các nhà lãnh đạo này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đến hiệu quả công việc của lực lượng kiểm lâm trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)