Dòng vốn FDI và xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 29)

Chương I : cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu

1.3 Mối quan hệ giữa dòng vốn FDI vào và cán cân thương mại

1.3.1 Dòng vốn FDI và xuất khẩu

Về mặt lý thuyết, dịng vốn FDI vào có thể có tác động dương đến xuất khẩu của các nước đang phát triển bởi hai lý do. Lý do đầu tiên là do dịng vốn FDI có thể làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơng ty tại nước sở tại thông qua chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, từ đó làm tăng khả năng xuất khẩu của các công ty. Mặt khác, các nước đang phát triển lại thường có lợi thế giá nhân cơng rẻ, chi phí thấp nên rất có lợi cho xuất khẩu. Do đó, dịng vốn FDI vào sẽ tận dụng các lợi thế này và góp phần làm tăng xuất khẩu của nước sở tại.

Có khá nhiều bài nghiên cứu khoa học nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI vào đến xuất khẩu của nước chủ nhà như Cabral (1995), Pain & Wakelin(1998), Athukorala & Chand (2000), Greenway et al. (2004), Kneller &

Pisu (2007), Kohpaiboon (2003,2006a,b), Xuan & Xing (2008), N. Prasanna (2010)...

- Sử dụng mơ hình nhu cầu xuất khẩu và cơ sở dữ liệu từ 11 Quốc gia OECD, Pain & Wakelin (1998) nhận định rằng dòng vốn FDI vào có tác

động tích cực đến xuất khẩu của những quốc gia OECD.

- Greenway et al. (2004) và Kneller & Pisu (2007) cho thấy rằng sự đầu tư của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là các cơng ty hướng đến xuất khẩu, có những tác động tích cực làm gia tăng khả năng xuất khẩu của các công ty nội địa trong cùng lĩnh vực. Blake & Pain(1994),Cabral (1995), Xuan & Xing (2008) cũng kết luận rằng FDI là một trong những nhân tố chính

tác động làm tăng trưởng xuất khẩu.

- Baliamoune – Lutz (2004) kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Ma-rốc giai đoạn 1973-1999 bằng

phương pháp kiểm định nhân quả Granger. Kết quả cho thấy tồn tại mối

quan hệ nhân quả 2 chiều giữa dòng vốn FDI và xuất khẩu của Ma-rốc

giai đoạn này.

- N. Prasanna (2010) thực hiện kiểm định tác động của dòng vốn FDI vào

đến xuất khẩu của Ấn Độ đã cho kết quả là có ý nghĩa. Ơng đưa ra kết luận sự gia tăng của dòng vốn FDI vào đóng vai trị quan trọng trong việc

gia tăng xuất khẩu của Ấn Độ. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong

kết quả nghiên cứu của Athukorala & Chand (2000) và Kohpaiboon (2003,2006a,b).

Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác lại đưa ra những kết luận trái chiều. Nghiên cứu của Sharma (2003) lại nhận định rằng dịng vốn FDI khơng

có tác động có ý nghĩa đến xuất khẩu mặc dù hệ số giữa chúng là có ý nghĩa. Ahmad và Mohsin (2004) đưa ra kết luận rằng dòng vốn FDI vào là nguyên nhân gia tăng sản lượng đầu ra trong nội địa chứ không phải xuất khẩu tại Pakistan.

Barrios et al. (2003) nghiên cứu trường hợp của Tây ban Nha cho kết quả rằng khơng có bằng chứng nào về tác động tích cực của việc tồn tại của các cơng ty đa

quốc gia đến năng lực xuất khẩu của các công ty địa phương. Kết quả tương tự cũng

được nhận định với trường hợp của Ireland trong nghiên cứu của Ruane &

Sutherland’s(2004). Trung Quốc được xem là một ví dụ cho cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực của dịng vốn FDI đến xuất khẩu. Ở vùng phía đơng Trung Quốc, do những thuận lợi về địa lý đã thu hút hiệu quả vốn FDI và dòng vốn FDI vào tăng lên lại kích thích xuất khẩu, qua đó tác động làm gia tăng thu nhập của vùng. Tuy nhiên, ở vùng trung tâm Trung Quốc, những tác động xấu của dòng vốn FDI đến xuất khẩu đã làm giảm đi đóng góp của dịng vốn FDI vào tăng trưởng thu nhập của vùng (Wen, 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 29)