Chương I : cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu
1991 – 2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở Việt
4.1 Những mục tiêu hướng tới trong giai đoạn 2012 – 2020
Từ những phân tích về thực trạng dịng vốn FDI và cán cân thương mại cũng như kết quả kiểm định cho thấy sự cần thiết phải có những thay đổi từ chính sách nhằm thu hút dòng vốn FDI hiệu quả và cải thiện thâm hụt cán cân thương mại
trong giai đoạn 2012 -2020, theo hướng:
- Tiếp tục duy trì chiến lược hội nhập, mở cửa nền kinh tế, thực hiện theo
đúng lộ trình các cam kết đa phương, song phương.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐTNN phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011 - 2020 theo hướng khuyến khích kinh tế có vốn ĐTNN phát triển theo quy hoạch; ưu tiên thu hút các dự án có cơng nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong
nước; tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ
nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông tin; dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển kết cấu hạ tầng; thu hút có chọn lọc cơng nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất; ưu tiên phát triển các dự án có sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
- Hạn chế các dự án đầu tư FDI vào khu vực phi sản xuất, làm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn năng lượng, khai thác không gắn với chế biến. Không cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN
để đảm bảo chất lượng của hoạt động này trong tình hình mới. Hồn thiện cơ chế
quản lý nhà nước về ĐTNN nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trong tồn bộ q trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý dự án và kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.
- Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ cao hơn nhập
khẩu, hướng tới giảm nhập khẩu nhưng không làm ảnh hưởng tới sản xuất trong
nước và xuất khẩu.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, chất luợng của các sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu. Chuyển dần cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng ưu tiên xuất khẩu các mặt
hàng có hàm lượng cơng nghệ cao, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thô sơ, sơ chế,
hao tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên. Từng bước thay đổi phương thức kinh doanh xuất khẩu từ gia công sang tự doanh.