Dòng vốn FDI và nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 33)

Chương I : cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu

1.3 Mối quan hệ giữa dòng vốn FDI vào và cán cân thương mại

1.3.2 Dòng vốn FDI và nhập khẩu

Ở một phương diện khác, dòng vốn FDI vào lại có thể có tác động tích cực

hoặc tiêu cực đến nhập khẩu của quốc gia nước sở tại. Đầu tiên, do các nhà đầu tư

nước ngoài đầu tư vốn FDI vào nước tiếp nhận, khả năng sản xuất của nước tiếp nhận được tăng lên. Nếu sự tăng lên này ở các ngành nghề địi hỏi nhiều máy móc

thiết bị, nguyên nhiên liệu đầu vào nhập khẩu sẽ kéo theo nhập khẩu tăng lên. Hơn nữa, dòng vốn FDI vào cũng góp phần vào tăng trưởng kinh tế của nước sở tại. Thu nhập tăng làm sức mua tăng lên và thường có khuynh hướng sử dụng hàng nhập khẩu.

Tuy nhiên, dòng vốn FDI vào lại cũng có thể có tác động làm giảm nhập khẩu. Khi dòng vốn FDI vào tăng lên, trình độ kỹ thuật và công nghệ của nước sở tại tăng lên thông qua chuyển giao công nghệ. Vì vậy, một số mặt hàng trước đó phải nhập khẩu có thể được thay thế bằng sản xuất trong nước, làm giảm nhập khẩu quốc gia nước sở tại.

Có khá ít bài viết nghiên cứu về tác động của dòng vốn FDI vào đến nhập khẩu của nước sở tại so với giữa dòng vốn FDI và xuất khẩu. Culem (1988) nhận

định rằng có một mối quan hệ tích cực giữa dòng vốn FDI và nhập khẩu của nước

sở tại. Mối quan hệ tương hỗ giữa dòng vốn FDI và nhập khẩu của nước nhận đầu

tư từ nước đầu tư cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Santi Chaisrisawatsuk &

Trong bài nghiên cứu của mình, Abdul Waheed & Syed Tehseen Jawaid (2010) kết luận rằng dòng vốn FDI vào có tác động tích cực nhập khẩu của

Paskistan giai đoạn 1991-2007. Kết quả tương tự cũng được báo cáo trong nghiên

cứu của Zenegnaw Abiy Hailu (2010) khi ông thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại tại các nước Châu Phi giai đoạn 1980- 1997.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nghiên cứu đưa ra những nhận định ngựơc lại. Trong bài nghiên cứu của mình, Orr (1991) lại nhận thấy dòng vốn FDI từ Mỹ

đến Mê-xi-cơ có thể làm giảm nhập khẩu hàng từ Mỹ đến Mê-xi-cơ.

1.4 Tỷ giá hối đối và cán cân thương mại

Tồn cầu hố khiến cho việc dịch chuyển vốn giữa các nước ngày càng dễ dàng, tiền tệ chảy qua biên giới giữa các nước với một khối lượng ngày càng tăng. Khi các yếu tố khác không đổi, dòng vốn dịch chuyển từ nước này sang nước khác có tác động ảnh hưởng đến tỷ giá giữa hai quốc gia từ đó ảnh hưởng đến cán cân

thương mại của quốc gia sở tại. Theo quan điểm của Frederic S.Mishkin, giá trị của đồng nội tệ thấp hơn làm cho hàng hóa nước đó trở nên rẻ hơn so với hàng hóa nước ngồi, và do đó làm tăng xuất khẩu ròng. Đồng nội tệ của một quốc gia giảm

giá vừa có tác dụng khuyến khích làm tăng xuất khẩu của quốc gia đó vì giá hàng xuất khẩu sẽ trở nên rẻ một cách tương đối vừa làm cho hàng nhập khẩu lại đắt một

cách tương đối, nên nhu cầu hàng nhập khẩu giảm. Cả hai hiệu ứng này tác động đồng thời làm cải thiện cán cân thương mại.

Ngược lại, khi dòng vốn đầu tư vào một nước tăng lên (trong đó có dịng vốn FDI), cung ngoại tệ tăng lên tạo áp lực làm đồng nội tệ tăng giá. Khi đồng tiền của một nước bắt đầu tăng lên so với đồng tiền các nước khác, cán cân thương mại của

nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hoá xuất khẩu từ nước này sẽ

trở nên mắc hơn đối với các nước nhập khẩu, kết quả là nhu cầu các hàng hố đó sẽ giảm.

Tuy nhiên, tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại thực tế đơi

phân tích cuộc phá giá USD thời gian 1985-1987. Nghiên cứu cán cân thương mại của Hoa Kỳ giai đoạn 1985-1987 cho thấy khi đồng USD tăng giá thì theo lý thuyết

trên cán cân thương mại của Hoa Kỳ sẽ giảm. Tuy nhiên, cán cân thương mại của

Mỹ lúc này lại tăng lên. Điều này được giải thích với lý thuyết hiệu ứng đường cong J của Krugman. Giải thích cho hiện tượng trên, Krugman đưa ra 3 lý do đó là : do hợp đồng kinh tế được ký kết trước trong khoảng thời gian tương đối dài; các nhà nhập khẩu, xuất khẩu sẵn sàng giảm lợi nhuận để giữ thị phần và do phản ứng

ngược của thị trường. Tương tự, nghiên cứu của Wang & Wan (2008) cho rằng việc

duy trì giá trị đồng nội tệ thấp kéo dài (phá giá đồng nội tệ) làm cho giá của nguyên vật liệu là hàng nhập khẩu cao sẽ được chuyển giao vào giá thành của hàng xuất khẩu. Lập luận tương tự cho trường hợp ngược lại khi đồng nội tệ được định giá cao.

Autoras & cristina (2004) nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI đến cán

cân thương mại của Brazil trong giai đoạn 1998 - 2003 kết luận rằng tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa giữa tỷ giá hối đối thực và xuất nhập khẩu trong mơ hình kiểm

định của họ. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Duasa (2007) với trừơng hợp của Malysia. Mối quan hệ có ý nghĩa giữa cán cân thương

mại và tỷ giá hối đối thực cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Himarios (1989) và Bahmani & Oskooe (2001).

Zenegnaw Abiy Hailu (2010) thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại tại các nước Châu phi giai đoạn 1980 -1997, trong

đó tỷ giá hối đoái thực được xem như biến kiểm soát đã cho kết quả rằng cứ tỷ giá

thực giảm 1 đơn vị thì thì xuất khẩu tăng 0.00014%. Mặc dù hệ số nhỏ nhưng độ tin cậy đến 95%. Cũng trong nghiên cứu của Zenegnaw Abiy Hailu (2010), kết quả kiểm định lại cho thấy cứ tỷ giá thực giảm 1 đơn vị thì thì nhập khẩu cũng tăng 0.0001% [33].

Rahman (1997), Mahdavi & Sohrabian (1994), Greenwood (1984),Mustafa (1996) và một số nhà nghiên cứu khác thì kết luận rằng có tồn tại một mối quan hệ

giữa tỷ giá và cán cân thương mại tại một số quốc gia, nhưng không phải là đúng với tất cả các trường hợp.

1.5 Cán cân thương mại và thu nhập quốc dân

Khi thu nhập quốc dân của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ

tăng của quốc gia khác, cán cân thương mại của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố

khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế tăng, mức tiêu thụ hàng hoá cũng tăng. Một tỷ lệ gia tăng trong tiêu thụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với

hàng hố nước ngồi.

Lập luận tương tự với trường hợp thu nhập toàn cầu tăng lên. Khi thu nhập toàn cầu tăng lên sẽ làm cho sức mua của thế giới tăng lên, đặc biệt là nhu cầu sử dụng hàng ngoại nhập. Vì vậy, sự tăng lên của thu nhập thế giới sẽ thúc đẩy giao

thương giữa các quốc gia, ảnh hưởng đến cán cân thương mại của các quốc gia. Do đó, một mối quan hệ có ý nghĩa giữa thu nhập quốc dân (tăng trưởng kinh

tế) và cán cân thương mại cũng được mong đợi trong mơ hình kiểm định. Kết quả nghiên cứu của Ashok Parikh & Corneliu Stirbu (2004) dựa trên cơ sở dữ liệu của 42 quốc gia đang phát triển cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế có tác động đến cán

cân thương mại của các quốc gia trong giai đoạn 1980 – 1989. Bài nghiên cứu cũng

kết luận thâm hụt thương mại có khuynh hướng làm đẩy nhanh tăng trưởng ở các quốc gia Châu Á trong khi khơng có đủ bằng chứng để kết luận điều tương tự ở khu vực Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.

Kết quả nghiên cứu của Wang & Wan (2008) với trường hợp của Trung Quốc giai đoạn 1979-2007 và nghiên cứu của Zenegnaw Abiy Hailu (2010) tại các

nước Châu Phi giai đoạn 1980-1997 đều cho thấy tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa

giữa cán cân thương mại và thu nhập quốc dân của quốc gia đó, thu nhập quốc dân tồn cầu.

Tuy nhiên, mối quan hệ có ý nghĩa giữa dòng vốn FDI và thu nhập quốc dân cũng có thể tồn tại. Khi dịng vốn FDI vào tăng lên thường có tác động làm tăng thu nhập quốc dân. Nghiên cứu của Mun, Lin & Man (2008) cũng cho thấy rằng tồn tại

một mối quan hệ có ý nghĩa giữa dịng vốn FDI và thu nhập quốc dân của Malaysia

giai đoạn 1970-2005.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 33)