Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 83)

Chương I : cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu

4.2.1Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu

1991 – 2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở Việt

4.2.1Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu

4.2 Một số khuyến nghị về chínhsách

4.2.1Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu

Trước tiên, cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp nhanh chóng, đặc biệt là cơ sở

hạ tầng về giao thông, vận tải như: nâng cấp, mở rộng các tuyến đường nội địa, xây dựng thêm các cảng biển,... Mạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép và khuyến khích

doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, nhất là những cơng trình hạ tầng

đang xây dựng dở dang và đã kéo dài nên được hoàn thành tránh sự lãng phí khơng đáng có.

Cơ sở hạ tầng tốt là điểm thuận lợi để thu hút nhà đầu tư nước ngồi, giúp giảm chi phí, thời gian, hao hụt trong xuất nhập khẩu góp phần nâng cao khả năng

cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông lâm thủy hải sản.

4.2.2 Quản lý và định hướng đầu tư FDI

Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư FDI trong giai đoạn tới, ưu tiên các dự án FDI có cơng nghệ hiện đại, sử dụng hiệu

quả các nguồn tài nguyên và tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nơng nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao...

Đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết. Nâng cao

chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lý quy hoạch. Nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý dịng vốn FDI (chuyển vốn vào Việt Nam, vay, trả nợ nước ngoài, vay các tổ chức tín dụng trong nước của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN).

Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chế độ phân cấp quản lý ĐTNN, bao gồm việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý hoạt động ĐTNN và phân cấp quản lý một số lĩnh vực (môi trường, đất đai, xây dựng, khống sản, cơng nghệ, thương mại, giáo dục đào tạo, y tế) theo hướng phân cấp nhưng phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả, gắn với việc thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát.

Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạn chế và

ngăn chặn tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đặc biệt là

chính sách thuế.

Quy hoạch và rà soát tất cả các dự án FDI hiện tại một cách chặt chẽ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN, đặc biệt là việc thanh

tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên

ngành đối với các dự án ĐTNN có quy mơ lớn, sử dụng nhiều đất, các dự án khai

thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh bất động sản, sử dụng nhiều năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường …; rà soát và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai; kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong việc cấp, điều chỉnh,

thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đặc biệt quan tâm đến những vấn đề chuyển giá, huy động vốn của các dự án FDI nhằm xử lý, thu hồi và quy hoạch lại các dự án đầu tư FDI không hiệu quả.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu

- Tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.

- Tuân thủ quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (về điều kiện cấp phép, lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan).

- Chú trọng xem xét, đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của dự án, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công nghệ, môi trường sinh thái, phát triển nguồn nhân lực, tác động đến cộng đồng dân cư, sự liên kết với doanh nghiệp trong nước, thị

trường, đối tác …

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý ngành trong quá trình thẩm tra dự án.

Ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư và theo dõi, kiểm tra, giám sát (suất đầu tư tối thiểu đối với các dự án sử dụng nhiều đất; tiêu chuẩn về khoa học, công nghệ, môi trường; tiêu chuẩn, điều kiện khai thác tài nguyên khoáng sản).

4.2.3 Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Các ngành công nghiệp phụ trợ (SI) phát triển không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, qua đó càng tạo nhiều ưu thế trong việc thu hút

vốn đầu tư FDI mà cịn góp phần hạn chế, tiến tới thay thế nhập khẩu nguyên vật

liệu nuớc ngoài, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển và trở thành động lực phát triển

cho các ngành công nghiệp của quốc gia và tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu, chính phủ cần thực hiện những chính sách thúc đẩy như sau:

- Xây dựng hành lang pháp lý cho sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ bằng việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ chung của quốc gia, dùng đó làm căn cứ cho các địa phương quy hoạch phát triển ngành công

ngành công nghiệp phụ trợ để tập trung sự quan tâm đúng mức cho việc phát triển ngành công nghiệp này.

- Nghiên cứu thiết kế chuỗi sản xuất cho một số ngành công nghiệp để chỉ ra

đâu là khâu hỗ trợ để kiểm sốt các khâu trong q trình sản xuất. Đã đến lúc chính

phủ nên thiết kế chuỗi sản xuất cho các ngành kinh tế chủ lực để chỉ ra đâu là khẩu giữ vai trò hỗ trợ, cần phải xây dựng cơ chế kiểm soát và thúc đẩy riêng.

- Thí điểm xây dựng các cụm SI ở một số địa phương có ngành cơng nghiệp

phát triển năng động để thí điểm cụm cơng nghiệp, vừa có sự tham gia của các ngành công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hồn

chỉnh. Có thể chỉ định các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước nắm vai trị chủ đạo trong đợt thí điểm.

- Ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dưới các khía cạnh: xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn, công nghệ và tạo sự liên kết toàn diện trong chuỗi giá trị. Cơ chế này nên được cụ thể bằng các chương trình, dự án hỗ trợ sao cho các chương trình dự án này hướng đến mục tiêu chung huy động nhiều doanh

nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp này.

4.2.4 Nâng cao năng lực xuất khẩu

Nâng cao năng lực xuất khẩu vẫn là một trong những biện pháp cốt lõi nhằm

giảm nhập siêu. Tăng cường tốc độ xuất khẩu nhanh hơn tốc độ nhập khẩu bằng các biện pháp:

- Nâng cao năng lực dự báo tình hình biến động kinh tế - tài chính ở tầm quốc gia để hỗ trợ chính phủ đưa ra các chính sách đúng có ảnh hưởng tốt đến tình

hình xuất nhập khẩu.

- Tăng cường năng lực hoạt động của cục cạnh tranh Quốc gia - Bộ Công

Thương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đối phó hiệu quả với các vụ kiện quốc tế để

duy trì xuất khẩu, đồng thời khởi kiện đối với các hiện tượng nhập khẩu có cạnh tranh khơng lành mạnh như: bán phá giá, có trợ cấp, gian lận thương mại,…

- Xây dựng và triển khai nhanh các phương án hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu về nguồn vốn, đầu ra sản phẩm xuất khẩu…

- Nâng cao hiệu quả tính minh bạch, cơng khai, cơng bằng của các hoạt động xúc tiến đầu tư , thương mại sử dụng ngân sách nhà nứơc.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu: đánh thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu giá thấp, miễn thuế đối với sản phẩm trị giá cao. Với giải pháp này vừa khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng cao, vừa giảm được những vụ kiện chống bán phá giá ở nước nhập khẩu do xuất khẩu giá rẻ.

- Lập các rào cản kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm xuất khẩu, để bảo vệ uy tín hàng xuất khẩu Việt Nam, tạo niềm tin cho

người tiêu dùng các nước khi sử dụng hàng hoá Việt Nam.

- Phổ biến và tuyên truyền rộng rãi các cơ hội, chínhsách ưu đãi thuế qua của các nứơc đối với hàng hố xuất khẩu Việt Nam, ví dụ như: từ năm 2010, khu vực mậu dịch ASEAN- Trung Quốc có hiệu lực có đến 95% mặt hàng đưa vào Trung Quốc được giảm và miễn thuế.

4.2.5 Hạn chế nhập siêu thông qua quản lý tốt nhập khẩu

Hạn chế nhập siêu thông qua quản lý tốt nhập khẩu là giải pháp trực tiếp nhất trong việc giảm thâm hụt cán cân thương mại. Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ phẩm, các mặt hàng khơng khuyến khích nhập khẩu; kiểm soát, ngăn chặn có

hiệu quả hàng hố qua các đường tiểu ngạch,… Đặc biệt, cần tăng cường giám sát và sử dụng các rào cản phi thuế quan nhằm kiểm sốt có hiệu quả hàng nhập khẩu

qua biên giới phía bắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành cùng với sự hỗ trợ của

các chuyên gia quốc tế để xây dựng các rào cản thương mại phù hợp với các chuẩn mực quốc tế như: rào cản kỹ thuật, rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng các tiêu chuẩn như các nước quy định với hàng nhập khẩu; truy xét nguồn gốc xuất xứ hàng; phải đạt tiêu chuẩn về môi trường, ISO,…mới được nhập khẩu vào Việt Nam.

Xác định hướng ưu tiên cho việc nhập khẩu, chỉ nhập khẩu những mặt hàng

mà trong nứơc không sản xuất được hoặc năng lực sản xuất kém,..Với những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, xu hướng nhập khẩu tăng có thể xem xét đưa vào danh mục quản lý rủi ro về giá nhằm ngăn chặn gian lận về giá.

4.2.6 Tăng cường đối ngoại, ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới

Tăng cường hoạt động đối ngoại để mở rộng thị trường; có phương án hữu hiệu để các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển thị

trường mạnh mẽ hơn, thực sự trở thành cầu nối giữa thị trường nước ngoài và doanh

nghiệp trong nước. Tiến hành thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường mới nổi như Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ la tinh,… nhằm đa dạng hoá thị trương xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU.

4.2.7 Chính sách tỷ giá thích hợp, linh hoạt

Kết quả kiểm định ở chương III cho thấy tỷ giá thực đa phương cũng tác động đến cán cân thương mại, giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1992 - 2010. Vì vậy, việc thực hiện chính sách tỷ giá phù hợp, linh hoạt sẽ có tác động tích cực đến cán cân thương mại trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tỷ giá là một biến số vĩ mô rất nhạy cảm tác động đến nhiều biến số vĩ mô khác như thương mại, cán cân thanh tốn, ngân sách chính phủ, nợ nước

ngồi... Do đó, việc xem xét chính sách tỷ giá phải được đặt trong một tổng thể chính sách của Chính phủ.

4.2.8 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực. Phải xác định cho đúng những đối tượng cần được đào tạo và đào tạo lại, tránh tình trạng đào tạo tràn lan mà khơng biết sử dụng vào việc gì.

Đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ lao động đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý

về cơ cấu, có chất lượng và tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI.

Tóm tắt chương IV

Từ những phân tích về thực trạng dịng vốn FDI và cán cân thương mại cũng như kết quả kiểm định cho thấy sự cần thiết phải có những thay đổi từ chính sách nhằm thu hút dòng vốn FDI hiệu quả và cải thiện thâm hụt cán cân thương mại trong giai đoạn 2012 -2020.

Cụ thể hơn, những mục tiêu hướng tới trong giai đoạn 2012 - 2020 là cần

tiếp tục duy trì chiến lược hội nhập, mở cửa nền kinh tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐTNN theo hướng khuyến khích kinh tế có vốn ĐTNN phát triển theo quy hoạch; Hạn chế các dự án đầu tư FDI vào khu vực phi sản xuất làm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn năng lượng, khai thác không gắn với chế biến; Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước cũng như tăng cường các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ cao hơn nhập khẩu, hướng tới giảm nhập khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh, chất luợng của các sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu.

Để đạt được những mục tiêu trên là một thách thức khơng nhỏ đối với chính phủ Việt Nam, địi hỏi chính phủ phải có những chính sách thích hợp, linh hoạt và đồng bộ trong giai đoạn tới. Đúc kết từ quá trình nghiên cứu mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1992 -2010, bài

nghiên cứu cũng xin đưa ra một số khuyến nghị về chính sách nhằm thu hút dịng

vốn FDI hiệu quả hơn cũng như góp phần làm giảm thâm hụt cán cân thương mại

trong giai đoạn 2012- 2020:

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu - Quản lý và định hướng đầu tư FDI

- Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ - Nâng cao năng lực xuất khẩu

- Hạn chế nhập siêu thông qua quản lý tốt nhập khẩu

- Tăng cường đối ngoại, ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trương thế giới - Phát triển guồn nhân lực chất lượng cao

KẾT LUẬN

Chính sách mở cửa và hội nhập, mà tác động thơng qua hai yếu tố chính là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng nguồn vốn đầu tư nước ngồi và nâng cao giá trị xuất nhập khẩu, đã và đang mang lại những thành tựu to lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ sau đổi mới đến nay. Nghiêu cứu về mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và thâm hụt cán cân thương mại trong giai đoạn hiện nay là điều cần thiết, nhất là khi thâm hụt cán

cân thương mại vẫn tồn tại dai dẳng và ngày càng trầm trọng, dòng vốn FDI có dấu

hiệu bão hịa trong những năm qua. Từ thực tế nghiên cứu cho thấy, nghiên cứu mối quan hệ giữa giữa dòng vốn FDI và cán cân thương mại cũng như phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI và tình hình xuất nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam là những vấn đề rất phức tạp. Bài nghiên cứu cũng nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn mối quan hệ này cũng như vẽ ra một bức tranh khái quát về thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI và tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này. Bài nghiên cứu chắc chắn còn nhiều mặt hạn chế, mà những mặt hạn chế

này có thể là hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nghiên cứu khác về đề tài này. Qua phân tích kết quả kiểm định và phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI và tình hình xuất nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn

1992-2010, bài nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm thu hút vốn FDI hiệu quả cũng như giảm thâm hụt cán cân thương mại trong giai đoạn

2012 - 2020. Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay rất cần có những điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 83)