Phân theo vùng, lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 54)

Chương I : cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu

1991 – 2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở Việt

2.1 Thực trạng thu hút dòng vốn FDI giai đoạn 1991-2010

2.1.4 Phân theo vùng, lãnh thổ

Qua hai mươi năm thu hút, ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước, khơng cịn địa phương “trắng” ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi

thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận . Chính vì vậy, ngồi một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn

FDI (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phịng, Quảng Ninh), một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây..) do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn FDI

đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Thủ đô Hà Nội và

Thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển dần sang trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của cả vùng (bưu chính, viễn thơng, tài chính, ngân hàng..) cũng như hướng thu hút vốn FDI vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung, Hịa Lạc)

Tính đến 31/12/2010, cả nước có 12.463 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 194,57 tỷ USD. Các dự án đầu tư FDI đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong

cả nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là nơi thu hút nhiều nhà ĐTNN nhất với trên 3.500 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký hơn 30 tỷ USD, chiếm 29% tổng số dự án và 16,4% tổng vốn đăng ký cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu đang vươn lên rất sát với thành phố Hồ Chí Minh với quy mơ vốn đăng ký 26,3 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đăng ký của cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Đồng Nai, Bình

Dương, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Phú n, Thanh Hóa, và Hải Phịng. [ phụ lục 01]

Biểu đồ 2.3: Dòng vốn FDI vào việt Nam phân theo địa phương năm 2009

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài.

Riêng năm 2009, Theo cục đầu tư nước ngoài (FIA), 2 tỉnh thuộc vùng kinh

ba trong cuộc đua thu hút FDI năm 2009. Số vốn mới đăng ký và tăng thêm của 2 tỉnh này là 6,7 và 2,5 tỉ USD. Theo bà Lê Kim Hương, giám đốc Sở Kế hoạch và

Đầu tư Bà Ria - Vũng Tàu, vị trí dẫn đầu về thu hút FDI của tỉnh chủ yếu đến từ 2

nguyên nhân. Thứ nhất, 17 cảng trong tổng số 43 cảng thuộc hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải đã đi vào hoạt động và rất hiệu quả. Riêng trong 6 tháng cuối

năm 2009, 2 cảng nước sâu SP - PSA và Tân Cảng đã đạt chỉ tiêu bốc dỡ 2,6 triệu

tấn hàng hóa. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngồi nay có thể tiết kiệm được chi phí trung chuyển vì đã có dịch vụ chở hàng trực tiếp từ các cảng đến Mỹ, khơng phải

q cảnh hàng hố xuất nhập khẩu sang các nước Singapore hay Hồng Kông như

trước.

Sở dĩ Bình Dương vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu của các nhà

đầu tư nước ngoài là nhờ có cơ sở hạ tầng hồn chỉnh hơn so với các địa phương

khác. Lĩnh vực công nghiệp, thường chiếm hơn 70% danh mục đầu tư của tỉnh,

được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Ưu thế tiếp theo là việc triển khai

hiệu quả cải cách hành chính và dịch vụ công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Tất cả

đều được quy về một cửa và miễn phí. Chính sách này được các nhà đầu tư nước ngồi đánh giá cao. Nhờ đó chỉ số năng lực cạnh tranh của Tỉnh vừa tăng từ hạng 12

lên hạng 10 trong năm 2009.

Như vậy, có thể thấy rằng việc cơ sở hạ tầng phát triển và cải cách cơ chế

quản l ý hành chính là những ưu thế giúp các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Những ưu thế này đã tạo ra tiềm lực to lớn về tăng trưởng kinh doanh và tiêu dùng, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng quan tâm là dòng vốn FDI chỉ tập trung ở một số địa phương, vẫn còn tồn tại nhiều địa phương thiếu vốn đầu tư, đặc biệt là

các vùng có điều kiện địa lý khó khăn. Mười tỉnh, thành phố thu hút ĐTNN lớn nhất

(Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa _Vũng Tàu, Bình Dương, …) đã chiếm tới 75,6% tổng vốn đăng ký của cả nước (145,9 tỷ USD). Các tỉnh, thành còn lại chỉ chiếm 24,4% tổng vốn đăng ký. Tuy nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những

vùng có điều kiện địa lý - kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút ĐTNN phục vụ phát

triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 54)