Chương I : cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu
1991 – 2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở Việt
2.1 Thực trạng thu hút dòng vốn FDI giai đoạn 1991-2010
2.1.1 Về chínhsách khuyến khích đầu tư và tình hình thu hút FDI
(đơn vị tính: triệu USD)
Biểu Đồ 2.1: Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 1991-2010
Giai đoạn 1991-1996
Nhìn lại hai mươi năm trước, với bối cảnh quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu tan vỡ; các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam trên
nhiều mặt. Thế giới có những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và biến động giá cả trên thị
trường quốc tế... Các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á thực
hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực phát triển năng động của thế giới. Xét về tình hình trong nước, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng.
Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, Đảng đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện cơng cuộc “đổi mới” tồn diện. Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới bắt đầu từ Đại hội Đảng lần VI
năm 1986 và đặc biệt là những cải cách theo định hướng thị trường vào năm 1991 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ năm
1991, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn chuyển đổi, nhằm cơng nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Nhận ra tầm quan trọng của dòng vốn FDI trong việc thu hút vốn, chuyển
giao công nghệ, đổi mới kỹ thuật và mở rộng thị trường, chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh doanh. Kể từ khi Luật
Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành, chính phủ liên tục có những cải thiện trong chính sách đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã được sửa đổi 4 lần vào các năm 1990, 1992,
1996 và 2000. Theo đó, các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được phép đầu tư đã được mở rộng dần, bao gồm cả những ngành dịch vụ. Các nhà
ĐTNN đã được trao nhiều quyền hơn và các yêu cầu với họ cũng được giảm bớt như các yêu cầu về thủ tục hành chính trong việc thành lập dự án.
Qua mỗi giai đoạn các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể
được xác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Ở thời kỳ này, Việt Nam đã chú trọng thu hút ĐTNN vào lĩnh vực cơng
nghiệp - xây dựng. Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hố cao.
Thời kỳ 1991-1996 là giai đoạn mà mơi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt
Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư - kinh doanh thấp so với một
số nước trong khu vực; cơ cấu dân số trẻ với giá nhân cơng rẻ, thị trường mới. Vì vậy, dịng vốn FDI tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất
nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có
thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 27,83 tỷ USD. Vốn
FDI đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,937
tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,291 tỷ USD). Đóng góp của dịng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm
13,1% vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995. Vốn tăng thêm chủ
yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt
hơn 40% trong giai đoạn 1991-1996.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù vốn thực hiện cũng có xu hướng tăng qua các
năm nhưng với tốc độ khá chậm so với vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới đang tăng mạnh. Cả giai đoạn 1991-1996 vốn thực hiện mới đạt 9,231 tỷ USD,
đăng ký, tăng 47% so với năm trước nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 2,714 tỷ USD, chỉ
chiếm 27% so với vốn đăng ký. [phụ lục 01]
Giai đoạn 1997-2007
Lần đầu tiên, Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 đã đề xuất mục tiêu hàng
đầu cho tới năm 2020 nhằm đưaViệt Nam trở thành “một nước công nghiệp với nền
tảng công nghệ và vật chất hiện đại, một cơ cấu kinh tế hợp lý, mối quan hệ sản xuất hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn phát triển của các lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn, an ninh và quốc phòng vững chắc, dân giầu, nước mạnh và xã hội công bằng và văn minh”. Đại hội IX năm 2001 tiếp tục khẳng định mục tiêu này trong Chiến lược Phát triển Kinh tế xã hội của Việt Nam 2001-2010. Mục tiêu tổng quát trong Chiến lược này là đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam thốt khỏi tình trạng kém phát triển và tạo tiền để Việt Nam có thể căn bản trở thành một nước cơng nghiệp hóa hiện đại vào năm 2020.
Tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, chính phủ cũng đã giảm bớt danh mục các dự án FDI phải xuất khẩu trên 80% sản lượng vào năm 2002 và bãi bỏ các quy định về xuất khẩu vào năm 2003. Chính phủ cũng cho phép các nhà
đầu tư nước ngoài được sử dụng quyền sử dụng đất để thế chấp và được tuyển dụng lao động; mở rộng các loại hình đầu tư nước ngồi và quyền thương mại, v.v. Nghị định 9 do Chính phủ ban hành năm 2001 yêu cầu đẩy nhanh việc bãi bỏ hệ thống
hai giá cho tất cả các loại phí và mở rộng hơn nữa đầu tư nước ngồi vào các ngành
như nơng, lâm nhiệp, bán lẻ và phân phối. Quyết định số 35/2003/QĐ-TTg vào tháng 3 năm 2003 quy định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc góp
vốn và mua lại các doanh nghiệp Việt Nam. Các nhà ĐTNN được quyền mua lại 30% giá trị vốn trong tất cả các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam. Điều này mở ra những kênh đầu tư mới cho các nhà ĐTNN vào Việt Nam. Các nhà ĐTNN khơng chỉ có thể góp vốn bằng tiền mà cịn có thể góp vốn bằng thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, bản quyền công nghệ và cổ phần. Năm 2005, Chính phủ đi thêm một bước nhằm thống nhất các quy định về đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài và
các nhà đầu tư trong nước với mục tiêu xây dựng một “sân chơi bình đẳng’ cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước với sự ra đời của Luật Đầu tư năm 2005.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997,
Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13
tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng
81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có
quy mơ vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này, nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).
Từ năm 2000 đến 2003, dịng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với
năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm,
chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Từ năm 2004, dịng vốn FDI có xu hướng tăng nhanh (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007
đạt mức kỷ lục trong 20 năm 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn
gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng. Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam.
Như vậy, nhìn chung giai đoạn từ năm 2000-2007 là giai đoạn dòng vốn FDI bắt đầu phục hồi và tẳng trưởng nhanh, vốn FDI cấp mới đều tăng đạt mức năm sau
cao hơn năm trước. Đặc biệt trong hai năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước
ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...)
và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.).
Giai đoạn 2008-2010
Năm 2008, mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nguồn vốn đầu tư trực
ghi nhận mức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng kỉ lục với hơn 71,726 tỷ USD vốn đăng kí và 11,5 tỷ USD vốn đã giải ngân. Đây là thành tích ấn tượng của Việt
Nam trong năm 2008. Việt Nam đã nhận được làn sóng các cam kết FDI ở mức kỉ
lục cao nhất trong nhiều năm gần đây. Điều này giúp cho Việt nam cân bằng khoản thâm hụt tài khoản vãng lai đã tăng đột biến trong năm nay, thúc đẩy tăng trưởng và tạo thêm nhiều việc làm mới.
Khép lại năm 2009, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đổ vào Việt
Nam đạt trên 21,48 tỷ USD, bằng chưa đến 30% so với năm 2008 nhưng vẫn vượt
mức kế hoạch đề ra. Đây vẫn được xem là kết quả lạc quan trong bối cảnh nguồn vốn FDI trên toàn thế giới năm qua suy giảm gần 40% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trong 12 tháng năm 2010, cho dù vẫn còn bị ảnh hưởng bởi sự hồi phục
chậm chạp của kinh tế thế giới, vẫn có được những chỉ số kinh tế vĩ mơ khả quan. Tuy tổng vốn đăng ký đầu tư sụt giảm khoảng 8% so với năm 2009 nhưng vốn giải ngân lại tăng lên. Điều này cho thấy dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế. Uớc tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 11 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Các dự án đầu tư nước ngoài triển khai trong năm 2010 đạt
được mục tiêu giải ngân đề ra. [phụ lục 01]