Về thị trường xuất khẩu, nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 67)

Chương I : cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu

1991 – 2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở Việt

2.2 Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại và tình hình xuất nhập khẩu của

2.2.3 Về thị trường xuất khẩu, nhập khẩu

Giai đoạn 1986-1995

Thị trường buôn bán của Việt Nam trong giai đoạn này cũng có thay đổi rất lớn. Các nước thuộc Châu Á có tỷ trọng tăng dần trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nếu Châu Á chiếm 22,6% tổng trị giá xuất khẩu và 10,6% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam trong năm 1986 thì năm 1995 tỷ lệ tương ứng là 72,4% và 77,5%. Ngược lại buôn bán với Châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và Nga giảm dần.

Năm 1995, Châu Âu chỉ chiếm 18% tổng trị giá xuất khẩu và hơn 13% giá trị nhập khẩu của Việt Nam.

Sự thay đổi thị trường xuất khẩu và nhập khẩu trong những năm này là do sự

đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Từ việc chỉ quan hệ buôn bán với các nước Xã hội chủ nghĩa, sang

thời kỳ đổi mới, mối quan hệ này được mở rộng đến tất cả các nước. Cũng chính nhờ sự thay đổi này mà chúng ta đã nhanh chóng vượt qua được thời kỳ khó khăn khi thị trường Liên Xơ và các nước Đơng Âu có sự biến động bất lợi cho việc xuất nhập khẩu.

Giai đoạn 1995-2010

Kể từ năm 1995 trở lại đây, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam

tăng cường giao thương, mở rộng quan hệ mua bán với rất nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã đi 219 nước và khu vực trên thế giới.

Tuy nhiên, thị trường xuất nhập khẩu lại quá tập trung: trên 82% trị giá hàng xuất khẩu của Việt Nam thực hiện với các nước và khu vực sau: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật, Trung Quốc và Úc; nhập khẩu chủ yếu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc.

Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu), khoảng trên dưới 90% tổng giá trị nhập khẩu, trong khi xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp, và hàng dệt may là những mặt hàng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những rào cản của nước nhập khẩu như: chống bán phá giá, các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm;...

Biểu đồ 2.7: Cán cân thương mại của Việt Nam theo các khu vực kinh tế

Việt Nam thường xuất siêu rất lớn ở các thị trường như Mỹ và châu Âu

nhưng lại nhập siêu lớn với các nước ASEAN và đặc biệt là Trung Quốc. Đây là

biểu hiện của việc “ xuất khẩu một nơi, nhập khẩu một nẻo”, vơ hình chung làm mất đi cơng cụ “trả đũa”, giảm mua hàng từ nước nhập khẩu nếu làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam bị tổn thương khi áp dụng luật chống bán phá giá, biện pháp đối

kháng,… đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng 2.4: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nuớc

ASEAN trong năm 2009 với Việt Nam

Các số liệu thống kê những năm gần đây đều cho thấy, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và ASEAN các mặt hàng chính như giấy, clinker, sắt thép, phân bón, gỗ, hàng may mặc,… và máy móc thiết bị. Trong những năm gần đây, tỷ trọng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm hơn 90% tổng nhập siêu của Việt Nam. Tuy vậy, đây mới chỉ là con số chính thức. Nếu thống kê cả hàng hoá nhập lậu qua biên giới và bằng con đường tiểu ngạch thì con số này có thể còn cao hơn. Điều đáng quan ngại là tốc độ gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng nhanh, trong khi xuất khẩu sang nước này hầu như không thay đổi. Nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Việt Nam mà còn tác động tiêu

cực đến sản xuất, tiêu dùng trong nước do việc nhập tràn lan các sản phẩm từ Trung Quốc, đặc biệt là qua các đường tiểu ngạch, nhập lậu không được kiểm định về chất lượng, y tế, vệ sinh môi trường, …

Mặc dù giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN tăng khá

nhanh nhưng tỷ trọng xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam

sang ASEAN (trừ gạo) vẫn ở mức dưới 20% tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này. Thị trường khu vực hiển nhiên dễ tính hơn so với thị trường của các nước

đã phát triển. Chi phí vận chuyển, giao dịch rõ ràng rẻ hơn. Trên một số phương

diện khác, thị hiếu của người dân các nước này cũng khá gần với thị hiếu của người Việt Nam. Nếu trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra điều này và

điều chỉnh các chiến lược xuất nhập khẩu với khu vực ASEAN và Trung Quốc, chúng ta hy vọng tình hình nhập siêu từ khu vực ASEAN và Trung Quốc sẽ giảm bớt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)