Phân tích mức độ thâm hụt cán cân thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 72)

Chương I : cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu

1991 – 2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở Việt

2.2 Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại và tình hình xuất nhập khẩu của

2.2.4 Phân tích mức độ thâm hụt cán cân thương mại

Để đo lường mức thâm hụt cán cân thương mại cũng như đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt của nền kinh tế, các nhà kinh tế học thường tiếp cận thông qua nhiều chỉ số khác nhau.

Cách tiếp cận thứ nhất là dựa vào các chỉ số kinh tế vĩ mơ, tài chính và nợ nước ngoài. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại khơng có những chuẩn mực rõ ràng để có thể nhận định được thâm hụt cán cân thương mại cũng như cán cân tài khoản

vãng lai hiện đang trong tình trạng như thế nào. Các nhà phân tích kinh tế ngày nay

thường dựa vào mơ hình phân tích nợ của Jaime De Pine’s (1989) khi sử dụng 4 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng trả nợ từ tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai và

mức độ rủi ro đến các giao dịch tài khoản vốn của một quốc gia. Đó là, lãi suất/tăng

trưởng xuất khẩu; tăng trưởng nhập khẩu/tăng trưởng xuất khẩu; nợ gốc/xuất khẩu

và tỷ lệ nhập khẩu/xuất khẩu. Mơ hình này chỉ ra rằng, nếu tỷ lệ nợ/xuất khẩu có xu

hướng tăng theo theo gian, tín hiệu này cho thấy quốc gia đó đều ở trong tình trạng nợ và thâm hụt cán cân thanh tốn khơng bền vững, nguy hiểm. Ngược lại, khi chỉ số này theo chiều hướng giảm xuống, sẽ là tín hiệu tốt về khả năng trả nợ nước ngồi của quốc gia đó. Tuy nhiên, vẫn chưa có số liệu chính thức về khả năng chịu đựng nợ được phân tích bằng phương pháp này ở Việt Nam.

Cách tiếp cận khác nữa là dựa vào khả năng thanh toán, thường sử dụng các chỉ tiêu như cán cân tài khoản vãng lai so với GDP (%), cán cân thương mại so với GDP (%), số tuần nhập khẩu của dự trữ ngoại hối. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai

trên 5% so với GDP thường được coi là đáng báo động và nhiều nhà kinh tế cho rằng, mức thâm hụt này tối đa chỉ nên dừng lại ở dưới 20%, ngưỡng rất dễ bắt đầu

cho những cuộc khủng hoảng kinh tế. Tương tự, mức thâm hụt thương mại theo các nhà kinh tế cũng chỉ nên ở mức 10%, số tuần nhập khẩu cũng chỉ nên ở mức 12-13 tuần nhập khẩu mới được xem là an toàn. Việc đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân này cần xem xét phân tích các nguồn gốc được coi là nguyên nhân của thâm hụt. Ở những nước đang phát triển, tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai so với GDP thường ở mức khá cao, tuy nhiên, mức thâm hụt như vậy có thể được coi là có khả năng chịu đựng nếu nó là kết quả của mức tăng đầu tư của quốc gia đó cao chứ

khơng phải do mức tiết kiệm giảm, đặc biệt là khi tiết kiệm quốc gia ở mức thấp.

Mức thâm hụt cán cân vãng lai so với GDP

Biểu đồ dưới đây cho thấy, bước sang năm 2002 trở đi, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai lại tiếp tục tiếp diễn. Tuy nhiên, mức thâm hụt có xu hướng giảm dần và ở mức không đáng kể cho đến năm 2006. Đáng chú ý, trong ba năm gần đây (2008 - 2010), khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, thâm hụt cán cân vãng lai tăng đột biến. Năm 2008, thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới 9 tỷ USD (10% GDP); năm 2009 là 7,3 tỷ USD (7.5% GDP); năm 2010 khoảng 5,5 tỷ USD (5.31% GDP). Năm 2008, thâm hụt cán cân vãng lai đạt mức kỉ lục,

chiếm khoảng 10% so với GDP năm 2008. Đây là mức thâm hụt cao nhất trong hơn

mười năm trở lại đây, được coi là đáng báo động vì theo chuẩn mực quốc tế, khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai chỉ nên ở khoảng 5% GDP. Tương tự, cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua cũng ở mức 14-15% so với GDP trong khi mức chuẩn mực chỉ nên ở mức 10%. Như đã phân tích ở trên, tuy mức thâm hụt lớn một phần là do quá trình tăng đầu tư cao hơn nhiều so với tiết kiệm nhằm phát triển kinh tế nhưng mức thâm hụt lớn về thương mại và cán cân vãng lai trong

những năm gần đây có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng bền vững của nền kinh tế, đặc biệt làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam.

Cán cân thương mại, vãng lai của Việt nam so với GDP (1991- 2009) -20 -15 -10 -5 0 5 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sep -09 (% )

% cán cân vãng lai/GDP % Cán cân thương mại/GDP

Biểu đồ 2.8: Mức thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thương mại (1991-2009)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của CEIC Database

Số tuần nhập khẩu của dự trữ ngoại hối

Xét theo tiêu chí về mức dự trữ ngoại hối so với số tuần nhập khẩu, thực tế cho thấy, nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam hầu hết đều ở trong trạng thái khan hiếm, duy trì ở mức thấp chỉ tương đương hơn 2 tháng nhập khẩu. Kể từ năm 2007, khi niềm tin của nhà đầu tư quốc tế về triển vọng nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO khá lên, lượng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam trong hai năm 2007 - 2008 lên tới 17,5 tỷ và 9,1 tỷ đôla đã phần nào giúp Việt Nam cải thiện được mức dự trữ ngoại hối của mình. Trong hai năm 2007, 2008, mức dự trữ ngoại hối tương đương với số tháng nhập khẩu đã được cải thiện đáng kể, lên hơn 3 tháng nhập khẩu, nằm

ở ngưỡng trên của mức an tồn cho phép. Tuy nhiên, do tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kể từ năm 2008 trở lại đây càng lớn, lượng kiều hối tăng không như kỳ

vọng, đầu tư vào Việt Nam giảm làm cho dự trữ ngoại hối của nước ta càng trở nên thấp hơn nên năm 2009, 2010 chỉ đáp ứng đủ khoảng 9 tuần nhập khẩu.

Tóm tắt chương II

Nói tóm lại, xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sau hơn hai mươi năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam nói chung, tình hình thu hút vốn đầu tư FDI và cán cân thương mại, tình hình xuất nhập khẩu nói riêng, đã đạt được những thành tựu to lớn thông qua việc thực hiện hiệu quả chính sách đổi mới và hội nhập. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào cộng đồng khu vực và quốc tế. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng, xu hướng các nguồn vốn FDI từ bên ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng tăng. Nguồn vốn FDI vào và xuất nhập khẩu gia tăng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân,…

Tuy nhiên, thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI trong những năm qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Dòng vốn FDI tăng nhanh qua các năm nhưng chỉ tập trung

vào những ngành có giá trị gia tăng thấp, chủ yếu vào nhưng ngành thâm dụng lao

động hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các nhà đầu tư nước ngòai thường đến từ các vùng lãnh thổ, quốc gia Châu Á như: Đài Loan, Singapore,

Malaysia,…Dòng vốn FDI tuy trải rộng khắc nước nhưng chỉ tập trung ở một số

tỉnh, thành phố lớn góp phần tạo ra sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng, miền. Mười tỉnh, thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa _Vũng Tàu, Bình Dương, …) đã chiếm hơn 75% tổng vốn đăng ký của cả nước. Hệ số ICOR cao cho thấy hiệu quả đầu tư cịn rất thấp. Cơ chế chính sách về thu hút, quản lý vốn FDI vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến nhưng vấn đề tiêu cực về chuyển giá, đầu cơ, mơi trường,…

Tương tự, Tình hình cán cân thương mại và xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều vấn đề phải lưu ý. Giá trị xuất nhập khẩu gia tăng nhưng cán cân thương mại vẫn thâm hụt dai dẳng qua nhiều năm, và đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi gia nhập vào WTO năm 2006 do tốc độ gia tăng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông - lâm - thủy hải sản, mặt hàng thô sơ, khai thác tài nguyên thiên nhiên, gia công xuất khẩu hoặc thâm dụng nhiều lao động. Hàm lượng nguyên liệu nhập khẩu vẫn chiếm một lượng lớn trong hàng hóa xuất khẩu. Hàng

hóa xuất khẩu chỉ tập trung một số thị trường như Mỹ, Nhật bản, EU... Cơ cấu nhập khẩu phần lớn là nguyên nhiên nhiên vật liệu và máy móc, thiết bị, chủ yếu nhập

khẩu từ các nước ASEAN và đặc biệt là từ Trung Quốc. Nhập siêu từ Trung Quốc

khơng chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt cán cân thương mại mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trong nước.

Chương III :

KIỂM ĐỊNH VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA DÒNG VỐN FDI VỚI CÁN CÂN

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1992 – 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)