Về cơ cấu vốn ĐTNN phân theo ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 50)

Chương I : cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu

1991 – 2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở Việt

2.1 Thực trạng thu hút dòng vốn FDI giai đoạn 1991-2010

2.1.2 Về cơ cấu vốn ĐTNN phân theo ngành nghề

Lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng:

Tính đến ngày 31/12/2010, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong

hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực cơng nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất, với 7.305 dự án, tổng vốn đăng ký 95,15 tỷ USD, chiếm 59% số dự án và 49% vốn đăng ký tại Việt Nam. [Phụ lục 01]

Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng

thu hút ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Sau khi gia nhập và thực hiện

cam kết với WTO, Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng

nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn

theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm cơng nghệ cao, công

nghệ thơng tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử...

Nhờ vậy, các dự án đầu tư vốn FDI thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử,...) đã giữ một vai trị nhất định, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và

tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp.

Tuy nhiên, một thực tế phải ghi nhận là đa số dòng vốn FDI lại thường đổ vào những ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là thâm hụt về lao động hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên như: sản xuất, gia công các mặt hàng dệt may,

giày dép; khác thác dầu thơ, khống sản,… Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam (do VCCI và USAID/VNCI chủ trì) thì hiện nay nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam thuộc ngành sản xuất có

giá trị gia tăng thấp. Tính trung bình trên cả nước, chỉ khoảng 5% nhà đầu tư tham gia vào sản xuất công nghệ hiện đại như ngành công nghệ thông tin và truyền thông,

khoảng 5% khác tham gia các dịch vụ khoa học, kỹ thuật, 3,5% tham gia ngành bảo hiểm, tài chính có kỹ năng quản lý hiện đại , lao động trình độ cao.

Tuy vậy, cơ cấu đầu tư cũng đã có những chuyển biến tích cực những năm gần đây, theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và

công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đồn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech...Hầu hết đây các dự án đầu tư vốn FDI này

sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành.

Lĩnh vực dịch vụ:

Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987).

nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thơng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng

trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực

hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh

thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất

khẩu.

Trong khu vực dịch vụ, dòng vốn FDI tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản. Tính đến năm 2010, đầu tư vào kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong thu hút dòng vốn FDI chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến với 354 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 48, tỷ USD, chiếm 2,8% số dự án và 25% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vào bất động sản lại chủ yếu tập trung vào xây dựng khu đô thị mới(19%); khách sạn, du lịch (35%) và xây dựng văn phòng

căn hộ (42%), là những ngành ít có đóng góp vào giá trị xuất khẩu hàng hoá. Tiếp

theo là các lĩnh vực xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, phân phối điện,

nước, khí, điều hịa.[ phụ lục 01]

Lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp:

Kể từ khi đổi mới, việc dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã được chú trọng rất sớm, ngay từ khi có luật đầu tư nước ngồi 1987. Trong những năm qua, quy mơ thương mại nông - lâm - thủy sản ngày càng được mở rộng cả về thị trường và ngành hàng. Thương mại nông - lâm - thủy sản đạt mức tăng trưởng cao và liên tục xuất siêu, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-2008 đạt khoảng 25,5%/năm (trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

nói chung chỉ tăng khoảng 20,5%/năm). Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân,

trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm - Ngư nghiệp chưa được như mong muốn.

Đến hết năm 2010, dòng vốn FDI vào lĩnh vực Nơng- Lâm- Ngư nghiệp có

478 dự án cịn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 30,1 tỷ USD, chiếm 3,8% về số dự án ; 1,6% tổng vốn đăng ký. Các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm thường

chiếm tỷ trọng lớn nhất tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản; chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc…[phụ lục 01]

Cho đến nay, hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành

nơng-lâm-ngư nghiệp nước ta, trong đó, phần lớn là các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kơng. Một số nước có ngành nơng nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australia) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp

nước ta.

Các dự án đầu tư vốn FDI trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ

yếu ở phía Nam. Vùng Đơng Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành,

đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu

vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 50)