Về hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 55)

Chương I : cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu

1991 – 2010 và tình hình xuất nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở Việt

2.1 Thực trạng thu hút dòng vốn FDI giai đoạn 1991-2010

2.1.5 Về hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế thường được các nhà kinh tế học đo

lường thông qua hệ số ICOR. Chỉ số này đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng

vốn cần tăng thêm để đạt mức gia tăng một đơn vị sản lượng, đây chính là thơng số biểu hiện cụ thể nhất của thể trạng sức khỏe nền kinh tế. Chỉ số ICOR càng cao

đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng

thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế.

Bảng 2.1: Hệ số ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1991-2010

Giai đoạn hệ số ICOR

1991 – 1995 3,5 1996 – 2000 4,8 2001 – 2003 5,24 2004 – 2006 5,04 2007 – 2008 6,15 2009 8 2010 6.2 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xét về hiệu quả đầu tư, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua vẫn bộc lộ rất nhiều điểm yếu. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nền kinh tế thấp và ngày càng giảm sút qua các năm. Theo con số thống kê qua từng giai đoạn, từ năm 1995, hệ số ICOR của Việt Nam liên tục tăng: từ mức 3,5 giai đoạn 1991 – 1995, tăng đến 5,24 giai đoạn 2001 – 2003. Giai đọan 2007 - 2008, hệ số ICOR của nền kinh tế là 6,15 –

đã gấp hơn 2 lần mức khuyến nghị, và đến năm 2009, ICOR đã tăng vọt lên mức

8. Với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, theo khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.

Hệ số ICOR cao phản ánh hiệu quả đầu tư của Việt Nam đang ngày càng thấp đi. Xem xét cụ thể hơn, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động kém hiệu quả nhất về mặt sử dụng vốn. Trong cả giai đoạn 2000 – 2011, để tạo ra 1

đồng giá trị tăng thêm, khu vực này phải bỏ ra 10,13 đồng vốn. Xét trong giai đoạn

2006 – 2011, giá trị này phải là 17,42 đồng mới có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy FDI là khu vực có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố khác như tận dụng nguồn nhân lực phổ thông, giá rẻ; trong khi công nghệ chủ yếu là lạc hậu và đã khấu hao hết. Điều đặc biệt là khu vực này hầu như

được các địa phương ưu ái về chính sách và ngân hàng tạo điều kiện về vốn.Việc

hiệu quả đầu tư của khu vực này thấp, một phần cũng do các báo cáo lỗ và việc chuyển giá giữa các công ty mẹ – con với nhau dường như khá phổ biến. Điều này

đẩy chi phí sản xuất lên cao và dĩ nhiên là lợi nhuận (theo báo cáo) sẽ nhỏ đi, thậm

chí nhiều doanh nghiệp FDI báo lỗ.

Xếp thứ 2 về mặt sử dụng vốn là khu vực Nhà nước. Trong cả giai đoạn 2000 – 2011, khu vực này bỏ ra 7,54 đồng để có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Riêng

trong giai đoạn 2006 – 2011, hiệu quả đầu tư vẫn tiếp tục giảm khi cần 7,98 đồng

mới tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm.

Có thể nói, hệ số ICOR cao hiện nay là tiếng chng cảnh báo để Chính phủ có sự điều hành kinh tế vĩ mơ phù hợp và điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước, chính phủ cần tiếp tục hồn thiện cơ chế quản lý, đặc biệt là ở lĩnh vực thuế, nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng chuyển

giá đang phổ biến tại các doanh nghiệp FDI hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn FDI đến cán cân thương mại của việt nam giao đoạn 1992 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)