Tình hình quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hệ thống thông tin kế toán cho đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 48)

Chương 1 : Tổng quan về hệ thống kế toán và hệ thống thông tin kế toán

2.1. Tình hình hoạt động và quản lý ở các đơn vị sự nghiệp có thu ở thành phố Hồ

2.1.2. Tình hình quản lý

Đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của nhà nước và các nhiệm vụ khác, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận do đó về đặc điểm quản lý sẽ có các đặc điểm riêng khác với các cơ quan hành chính sự nghiệp và các loại hình doanh nghiệp. Vấn đề mà xã hội quan tâm nhiều nhất ở các đơn vị sự nghiệp có thu là vấn đề quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên các khía cạnh khác nhau của q trình hoạt động. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa bàn có những đơn vị sự nghiệp có thu mang đặc thù riêng, quyền tự chủ trong cân đối thu, chi, tự chủ trong các hoạt động khác đang được đẩy mạnh. Đó cũng chính là điểm đặc trưng về đặc điểm quản lý của đơn vị sự nghiệp có thu và có thể xét trên các phương diện sau:

Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ

Đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động, gồm:

- Đối với nhiệm vụ nhà nước giao hoặc đặt hàng, đơn vị được chủ động quyết định các biện pháp thực hiện để đảm bảo chất lượng, tiến độ.

- Đối với các hoạt động khác, đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về những công việc sau:

+ Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật.

Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, tuỳ theo từng lĩnh vực và khả năng của đơn vị, được:

+ Quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt như Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở ban ngành tại Thành phố và các quận, huyện trong Thành phố.

+ Tham dự đấu thầu các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

+ Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của nhà nước và chính quyền Thành phố.

Ngồi ra theo báo cáo của Sở tài chính thành phố có 100% các đơn vị sự nghiệp xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy định rõ về mức thu, chi và các biện pháp quản lý thu, tiết kiệm chi.

Về tổ chức bộ máy, quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức

Các đơn vị sự nghiệp có thu tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế và tự bảo đảm kinh phí hoạt động. Các đơn vị sự nghiệp có thu lớn tại Thành phố thơng thường có rất nhiều hoạt động chức năng bên cạnh hoạt động chính của mình. Hoạt động này tạo thêm nguồn thu cho đơn vị như: Các trường đại học lớn sẽ thành lập thêm các viện, trung tâm đào tạo kiến thức, kỹ năng, các công ty trực thuộc đơn vị sự nghiệp….

Các đơn vị sự nghiệp có thu được tự quyết định biên chế, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng (Hiệu trưởng, giám đốc…) đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp (Bộ, Sở ngành quản lý đơn vị) để tổng

hợp, giải quyết. Phòng ban chủ yếu đảm nhận công việc này là phòng tổ chức, hành chính.

Thủ trưởng (Hiệu trưởng, giám đốc…) đơn vị được quyết định ký hợp đồng thuê, khốn cơng việc đối với những cơng việc khơng cần thiết bố trí biên chế thường xuyên, ký hợp đồng, hợp tác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngồi nước để đáp ứng u cầu chun mơn của đơn vị. Ví dụ: như các bệnh viện, trường học thường xun có các chương trình liên kết, ký kết hợp tác thỏa thuận với các tổ chức, chuyên gia nước ngoài.

Về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức

Quyết định việc tuyển dụng cán bộ, viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Các nhân viên làm việc trong các đơn vị đơn vị sự nghiệp có thu tại Thành phố Hồ Chí Minh xuất thân từ các tỉnh thành, khu vực khác rất nhiều do đó việc chọn lựa rất khắc khe so với các tỉnh khác.

Quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức, ký hợp đồng làm việc với những người đã được tuyển dụng, trên cơ sở bảo đảm đủ tiêu chuẩn của ngạch cần tuyển và phù hợp với cơ cấu chức danh nghiệp vụ chun mơn.

Sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ, viên chức phải phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch viên chức, viên chức được tuyển dụng phải có thời gian tập sự thường là sáu tháng, một năm… tùy theo từng đơn vị. Hiện nay các đơn vị sự nghiệp có thu tại Thành phố Hồ Chí Minh thường xun thực hiện cơng tác định biên nhân sự nhằm đảm bảo cân bằng số lượng nhân viên trong đơn vị do số lượng nhân viên đông dẫn đến tình trạng người làm ít, người làm nhiều.

Quyết định việc điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

Quyết định việc nâng bậc lương đúng thời hạn, trước thời hạn trong cùng ngạch và tiếp nhận, chuyển ngạch các chức danh tương đương chun viên chính trở xuống theo

Ngồi ra các đơn vị sự nghiệp có thu cũng được quyết định mời chuyên gia nước ngồi đến làm việc chun mơn, quyết định cử viên chức của đơn vị đi công tác, học tập ở nước ngồi để nâng cao trình độ chun mơn, được các cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xuất, nhập cảnh.

Do quy mô cũng như sự phát triển mạnh của các đơn vị sự nghiệp có thu tại Thành phố Hồ Chí Minh nên số lượng cán bộ, viên chức tại các đơn vị này rất lớn và có trình độ, năng lực, được đào tạo chun sâu hơn so với các đơn vị ở các tỉnh thành khác do đó việc quản lý, sử dụng rất được các đơn vị quan tâm và ln có các chính sách ưu đãi để thu hút và giữ chân nhân viên.

Về quản lý tài chính

Các đơn vị sự nghiệp có thu tại Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, văn hố thơng tin, thể dục thể thao, giao thông, nông lâm ngư nghiệp và các sự nghiệp kinh tế, xã hội khác... để cung cấp các dịch vụ công cho xã hội nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ và dân trí cho nhân dân. Nguồn lực tài chính để đảm bảo hoạt động của các đơn vị sự nghiệp này có thể đựơc tạo lập từ việc cấp phát của ngân sách nhà nước hoặc từ các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước, thu thơng qua hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ cho xã hội.

Bên cạnh nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp phát từ ngân sách nhà nước, nguồn thu ở các đơn vị sự nghiệp có thu cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng số nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị. Những khoản thu này có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp và đồng thời cũng ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

Vì vậy, dù là do ngân sách nhà nước cấp hay do thu các khoản phí, lệ phí, thu từ sản xuất cung ứng dịch vụ thì tất cả các khoản thu của các đơn vị sự nghiệp có thu đều được xem như là nguồn tài chính chung của nhà nước. Mọi hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu đều phải tuân theo Luật ngân sách nhà nước và các quy định, các hướng

dẫn của nhà nước có liên quan. Để từ đó có thể quản lý, sử dụng nguồn thu một cách chặt chẽ và hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao, thực hiện tốt vai trị của các đơn vị sự nghiệp có thu đối với đời sống xã hội.

Với đặc điểm cơ bản như trên thì chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp nói chung là các văn bản pháp quy dưới hình thức luật, nghị định, thông tư do Nhà nước ban hành quy định về quản lý nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước và các nguồn thu được tạo ra trong q trình hoạt động sự nghiệp. Bên cạnh đó bản thân Thành phố cũng có các quyết định, nghị định do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước và các thủ tục hành chính cho phù hợp với đặc thù của các đơn vị sự nghiệp có thu tại Thành phố.

Quản lý các khoản thu, chi của các đơn vị sự nghiệp có thu

- Quản lý các khoản thu : Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu tại Thành

phố Hồ Chí Minh bao gồm:

Kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp:

+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối

với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp), được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự tốn được cấp có thẩm quyền giao. Ủy ban nhân dân Thành phố giao cho các cơ quan thu, sở, các ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ tiêu về dự toán thu – chi ngân sách nhà nước để giao dự toán cho các đơn vị sự nghiệp.

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vị không phải là tổ chức khoa học và cơng nghệ). Ví dụ: Các trường đại học thực hiện việc nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát theo đặt hàng của Thành phố.

+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp.

+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình xây dựng nơng thơn mới, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các chương trình về kinh tế, xã hội của Thành phố.

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (các đơn vị sự nghiệp có thu tại Thành phố thường xuyên thực hiện việc điều tra, quy hoạch, khảo sát, các nhiệm vụ khác cho chính quyền Thành phố và cho các tỉnh, thành khác).

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.

+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngồi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị:

+ Tiền thu học phí, viện phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước (phần được để

lại đơn vị thu theo quy định).

+ Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.

+ Các khoản thu sự nghiệp khác

+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.

Nguồn thu khác gồm:

+ Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong từng đơn vị.

+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Các đơn vị sự nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh được quyền liên kết, liên doanh với các tổ chức nước ngoài trong các hoạt động thuộc lĩnh vực của đơn vị.

Các khoản thu của đơn vị phải được thực hiện đúng và đủ theo định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước, phải phù hợp với mức thu và nội dung thu đã được cơ quan tài chính có thẩm quyền phê duyệt.

Phải mở sổ sách theo dõi, phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ các khoản thu. Phải thực hiện đúng các quy định về trình bày và khai báo các nguồn thu của đơn vị. Định kỳ hàng quí, năm phải báo cáo đầy đủ các khoản thu về cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính như Sở y tế, Sở giáo dục đào tạo, Sở tài chính, kho bạc nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh…để theo dõi và xem xét ghi thu ngân sách nhà nước.

Phải thực hiện trích nộp đầy đủ thuế và các khoản phải nộp cấp trên theo đúng quy định đối với các khoản thu phải chịu thuế.

- Quản lý các khoản chi: Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp có thu tại Thành

phố Hồ Chí Minh bao gồm:

+ Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chi cho các hoạt động có thu sự nghiệp: chi trả lương cho người lao động, chi quản lý hành chính, chi hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất và các khoản chi khác như trích khấu hao, trả lãi, trả vốn.

+ Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, Chương trình mục tiêu Quốc gia, chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngồi theo quy định.

+ Chi đầu tư phát triển: xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản...các khoản chi này ở đơn vị sự nghiệp có thu tại Thành phố rất lớn do các đơn vị ngày càng phát triển, mở rộng để tương xứng với khả năng hoạt động và phục vụ tốt cho nhu cầu người dân.

 Đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; quỹ phúc lợi; các nguồn thu khác từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị được phép sử dụng; các nguồn vốn huy động, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật: Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự quyết định chủ trương sửa chữa nhưng phải đảm bảo quy trình quản lý, thủ tục thực hiện và quyết tốn cơng trình.

 Đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp từ nguồn kinh phí do ngân sách cấp; vốn viện trợ, tài trợ, biếu tặng, cho và của dự án đơn vị được tiếp nhận theo quy định của pháp luật; nguồn thu từ bán, chuyển nhượng tài sản của đơn vị được thực hiện theo dự tốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

 Thủ trưởng đơn vị căn cứ dự tốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn định mức để quyết định việc sửa chữa phục vụ cho hoạt động trên cơ sở khả năng cân đối nguồn tài chính của đơn vị.

 Việc mua sắm xe ô tô chuyên dùng do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định. Đối với các tài sản khác do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu quyết định trên cơ sở khả năng cân đối nguồn tài chính của đơn vị (thực hiện theo Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND).

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn và chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hệ thống thông tin kế toán cho đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 48)