CHƯƠNG 1 : PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QSDĐ
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử
Trong thời gian qua công tác giải quyết các vụ án về tranh chấp hợp đồng giả tạo chuyển nhượng QSDĐ cịn nhiều khó khăn và tồn tại nhiều bất cập. Thực trạng này không những do nguyên nhân khách quan mà cịn do ngun nhân chủ quan, đó là sự hạn chế về hiệu quả xét xử của Tòa án về loại án này, dẫn đến án bị hủy, bị sửa. Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần nhìn nhận một cách thấu đáo, cần tiến hành một cách đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng xét xử của Tòa án, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Thứ nhất, Nâng cao vai trị, trách nhiệm, năng lực và trình độ về lý luận chính
trị cũng như về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ thẩm phán, Hội thẩm nhân dân góp phần nâng cao chất lượng giải quyết án. Trong đó đặc biệt là rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán trực tiếp về về đạo đức cách mạng, có tâm trong sáng, thực hiện theo phương châm bác Hồ đã dạy cho cán bộ ngành tư pháp là “phụng cơng thủ pháp, chí cơng vơ tư”; Khi xét xử hội đồng xét xử chỉ tuân theo pháp luật; Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân nhằm nắm bắt quy định pháp luật.
Thứ hai, Đặc biệt là cần tạo cơ chế để đội ngũ thẩm phán thật sự độc lập trong
công tác xét xử.
Thứ ba,, Cần phân công thẩm phán theo chuyên ngành, chuyên từng lĩnh vực
như dân sự, hình sự, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại, hơn nhân gia đình... bởi vì số lượng án thụ lý giải quyết thì nhiều nên thẩm phán khơng có thời gian cập nhật hết tất cả các lĩnh vực, lại đòi hỏi một thẩm phán phải giỏi hết trong giải quyết tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội thì ắt hẳn trong q trình thực
hiện gặp nhiều thiếu sót dẫn đến án bị hủy, sửa là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy cần xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên ngành, lĩnh vực mình phụ trách để nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết án.
Thứ tư, Bổ sung biên chế thẩm phán, thư ký Tòa án để đáp ứng tình trạng số
lượng án thụ lý tại Tòa án ngày càng tăng cao trong khi biên chế lại giảm, áp lực công việc thẩm phán rất nhiều. Theo quy định của BLTTDS thì trong quá trình thực hiện cơng tác giải quyết án thì thẩm phán và thư ký ln quy định cùng tiến hành chung trong các thủ tục tố tụng, tuy nhiên hiện nay ở Bến Tre 01 thư ký phải giúp việc cho 02 thẩm phán, vì vậy khơng đáp ứng được nhu cầu giải quyết công việc, giải quyết án nhiều trong khi khơng có thư ký giúp việc dẫn đếp áp lực cơng việc rất lớn, khơng tránh khỏi thiếu sót.
Thứ năm, Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như Văn phòng
đăng ký đất đai Bến Tre, Trung tâm phát triển Quỹ đất, các UBND xã (phường) thành phố Bến Tre...để kịp thời cung cấp chứng cứ cho Tịa án trong q trình giải quyết án. Vì các cơ quan này là nơi lưu giữ các tài liệu chứng cứ, Tòa án cần thu thập để làm căn cứ giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng quy định pháp luật.
Thứ sáu, Hàng quý, 06 tháng đơn vị TAND thành phố Bến Tre thực hiện tốt
công tác rút kinh nghiệm án bị hủy, sửa để các thẩm phán rút kinh nghiệm trong cơng tác xét xử đồng thời lãnh đạo cũng có hướng dẫn kịp thời trong công tác áp dụng thống nhất pháp luật, thống nhất trong đường lối giải quyết án của TAND thành phố Bến Tre. Tránh trường hợp vụ án có tình tiết tương tự nhau nhưng do thẩm phán khác nhau giải quyết dẫn đến kết quả giải quyết án khác nhau mặc dù tính tiết giống nhau. Do đó cần có sự thống nhất chung trong việc áp dụng pháp luật và đưa ra quan điểm giải quyết hợp đồng giả tạo như đã phân tích trên.
Thứ bảy, Thực hiện tốt công tác kiểm tra nghiệp vụ xét xử và công tác giám
đốc thẩm. Thông qua hoạt động kiểm tra sẽ phát hiện ra những thiếu sót trong cơng tác giải quyết án nhằm kịp thời phát hiện để rút kinh nghiệm chung hoặc đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Thứ tám, TAND tối cao thường xuyên tổng kết thực tiễn xét xử, rút kinh
nghiệm kịp thời hướng dẫn cho phù hợp với thực tiễn.
Thứ chín, Thực hiện cải cách tiền lương cho thẩm phán theo mức lương riêng
đảm bảo đáp ứng cuộc sống bản thân và gia đình ở mức trung bình khá của xã hội; Cương quyết xử lý thích đáng đối với cán bộ Tịa án có hành vi vi phạm pháp luật tham nhũng, tham ô dẫn đến làm sai lệch hồ sơ vụ án, giải quyết không khách quan và công bằng.
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn, tác giả tập trung đưa ra một số khuyến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh về hợp đồng giả tạo chuyển nhượng QSDĐ cùng với một số các giải pháp nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo chuyển nhượng QSDĐ tại Tịa án nói chung và ở Bến Tre nói riêng. Pháp luật Việt Nam cần thiết phải điều chỉnh để xác định và nhận diện hợp đồng giả tạo chuyển nhượng QSDĐ.
KẾT LUẬN
Bản thân là một thẩm phán, được lãnh đạo phân công giải quyết nhiều loại án hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại nhưng khi giải quyết án dân sự về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng, bản thân nhận thấy rất tâm tư. Thực tế số lượng án thụ lý giải quyết về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Bến Tre có đến 90% các giao dịch các bên đương sự ký kết hợp đồng mà có tranh chấp khơng thể tự thỏa thuận được phải khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết là hợp đồng giả tạo nhằm che giấu hợp đồng khác là hợp đồng vay tài sản. Hiện nay việc giải quyết các vụ án tranh chấp này gặp nhiều khó khăn vướng mắc, khi quy định của pháp luật về hợp đồng giả tạo loại án này chưa đủ để giải quyết. Thật sự hiện nay khi giải quyết thẩm phán là không thể chỉ dựa vào niềm tin nội tâm mà kèm theo các tài liệu chứng cứ khác đã được thu thập trong quá trình giải quyết vụ án bản thân giải quyết dựa trên lẽ công bằng, mặc dù lo lắng rất nhiều bởi cấp phúc thẩm có thể có quan điểm khác với mình dẫn đến án bị hủy, sửa. Thật sự căn cứ để hủy hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ theo quy định pháp luật là chưa có, pháp luật vẫn chưa điều chỉnh được vấn nạn này nhưng vì lẽ phải, quy luật công bằng mà giải quyết tuyên hợp đồng giả tạo, hủy hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Từ những khó khăn, vướng mắc trong thực tế phát sinh như thế này, sự cần thiết phải ban hành các quy định pháp luật nhằm tránh để người khác lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm giàu bất chính đồng thời mang lại sự cơng bằng trong xã hội là vấn đề cần làm ngay của các cơ quan ban hành pháp luật.
Bên cạnh việc ban hành các quy định pháp luật về hợp đồng giả tạo chuyển nhượng QSDĐ là vấn đề tất yếu và cấp thiết nhất hiện nay vì đang là vấn đề bức xức trong xã hội hiện nay khơng riêng gì của TAND thành phố Bến Tre mà các Tòa án ở tất cả các địa phương khác trên cả nước cũng đang gặp phải thì điều cần thiết nhất hiện nay là người thẩm phán phải có tâm trong sáng, bằng hết tâm huyết nghề nghiệp của mình để tìm ra được chứng cứ chứng minh hợp đồng chuyển nhượng mà các bên ký kết là hợp đồng giả tạo. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia quan tâm đến vấn đề này và đặc biệt tác giả rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của Thầy để có giải pháp nhằm hồn thiện, mang lại cơng bằng cho người dân./.
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Hiến pháp na m 2013.
2. Bộ Luật dân sự năm 1995 (hết hiệu lực). 3. Bọ Luạ t Dân sự năm 2005 (hết hiệu lực). 4. Bọ Luạ t Dân sự năm 2015.
5. Bộ Luật TTDS năm 2015.
6. Luạ t Kinh doanh bất đọ ng sản năm 2014.
7. Luạ t Nhà ở năm 2014.
8. Luạ t Đất đai năm 2003 (hết hiệu lực). 9. Luạ t Đất Đai năm 2013.
10. Luật Công chứng năm 2014. 11. Luật Thương mại năm 2005.
12. Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991.
13. Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 31/10/2012 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện hại.
14. Nghị Quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình.
15. Nghị Quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình.
16. Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
17. Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng
thực hợp đồng, giao dịch.
18. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về viẹ c quy định chi tiết và hu ớng dẫn thi hành mọ t số điều của Luạ t Đất đai năm 2013.
19. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định về giá đất.
20. Nghị định số 76/2015/NĐ – CP ngày 10/09/2015 của Chính phủ về viẹ c hu ớng dẫn chi tiết thi hành mọ t số điều của Luạ t kinh doanh bất đọ ng sản.
21. Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hu ớng dẫn thi hành mọ t số điều của Luạ t Nhà ở năm 2014;
22. Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định về sửa đổ, bổ sung Nghị định 43, 44;
23. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
24. Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 quy định chi tiết một số Điều của Nghị định 43 và Nghị định 44 của Chính phủ.
25. Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT về hu ớng dẫn thực hiện Luạ t Nhà ở 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP;
26. Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định số 01/2017/NĐ- CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ.
27. TAND tối cao (2003), Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTPTANDTC ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hơn nhân gia đình.
28. TAND tối cao (2004), Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTPTANDTC ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hơn nhân gia đình.
29. Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Văn Cường (2011), Giao dịch về QSDĐ vô hiệu- Pháp luật và thực tiễn xét xử, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
30. Tưởng Duy Lượng (2012), Những trường hợp mua bán nhà, chuyển nhượng QSDĐ hay bị kiện và một vài điểm cần lưu ý khi tham gia giao dịch, Pháp
luật hơn nhân, gia đình, thừa kế và thực tiễn xét xử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 432-441.
31. Lê Sỹ Nam (2012), Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tịa án, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 7), tr 42-49.
32. Lê Văn Thiệp (2012), Về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và một số kiến nghị, Tạp chí Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, (số 24), tr.37-41, 51.
33. Hoàng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học BLDS năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Tưởng Duy Lượng, Lê Thị Hòa (2018), Bàn về một số loại hợp đồng thơng dụng, Tạp chí TAND nhân dân tối cao, (Số 6), tr1-11;
35. Đặng Thị Thơm (2017), Một số ý kiến về giao dịch mua bán tài sản nhằm che giấu giao dịch vay tài sản, Tạp chí TAND tối cao, (Số 7), tr16-19, 29;
36. TAND thành phố Bến Tre (2018), Hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 263 ngày 05/10/2017 về việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn ông X và bị đơn ông Z;
37. Báo cáo số 877/BC-STNMT ngày 05/5/2015 của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bến Tre về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, trước đây trong quá trình đăng ký, xét duyệt, cấp phát giấy chứng nhận QSDĐ có sự sai sót của cơ quan đăng ký, xét duyệt, cấp phát giấy chứng nhận QSDĐ không phân biệt chủ sử dụng đất là hộ gia đình hay cá nhân nên đa số giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp đều ghi chủ sử dụng là “Hộ”.
38. Học viện chính trị II (2017), Tập bài giảng môn học Nhà nước và Pháp luật, tập 2, Những vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
Danh mục các bản án sử dụng trong luận văn
1. TAND thành phố Bến Tre (2016), Bản án số 03/20016/DS-ST ngày 13/01/2016 về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ;
2. TAND thành phố Bến Tre (2016), Bản án số 21/2016/DS-ST ngày 27/4/2016 về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ;
3. TAND thành phố Bến Tre (2016), Bản án số 27/2016/DS-ST ngày 21/6/2016 về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ;
4. TAND thành phố Bến Tre (2017), Bản án số 117/2017/DS-ST ngày 12/9/2017 về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ;
5. TAND thành phố Bến Tre (2018), Bản án số 07/2018/DS-ST ngày 27/8/2018 về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ;