Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (17) (Trang 46)

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2019 2020 2021

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 62,161 88,560 42,312

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 115

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 62,161 88,444 42,312

4 Giá vốn hàng bán 57,183 83,008 38,787

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4,978 5,436 4,674

6 Doanh thu hoạt động tài chính 135 131 130

7 Chi phí tài chính 1,233 1,117 1,034

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,855 4,009 4,045 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 24 440 455

10 Thu nhập khác 769 639 470

11 Chi phí khác 14 5 9

12 Lợi nhuận khác 754 633 561

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 779 1,074 417

14 Chi phí thuế TNDN hiện hành 163 227 150

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 616 846 256 16 Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 616 846 256

17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 376 517 344

18 Lãi suy giảm trên cổ phiếu 376 517 344

Nguồn: Công ty CP xe khách Hà Nội

Trong những năm gần đây, kết quả sản xuất kinh doanh kinh doanh của Cơng ty có sự khơng ổn định. Doanh thu qua các năm tăng giảm liên tục. Năm 2020 doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 88,560,507,914 VNĐ tăng trưởng 42% so với năm 2019. Điều này kéo theo lợi nhuận từ của doanh nghiệp cũng tăng 37%. Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do Hội đồng quản trị công ty đã chỉ đạo Ban giám đốc tiếp nhận và đưa vào hoạt động 02 tuyến buýt kế cận không trợ giá là tuyến 204, 205 từ TCT Vận tải Hà Nội. Bên cạnh đó cơng ty cũng đầu tư thay mới 5 xe Samco cho tuyến Mỹ Đình – Bắc Giang nhằm nâng cao tính canh tranh và đáp ứng nhu cầu đi lại của khách hàng. Làm cho khối lượng hành khách mà công ty vận chuyển được tăng lên đáng kể.

42

Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ nền kinh tế, sản xuất nói chung và đặc biệt là việc hoạt động vận tải nói riêng. Nhằm mục đích kiểm sốt dịch bệnh, Nhà nước chủ trương hạn chế di chuyển, tụ tập đông người, thực hiện giãn cách xã hội, các cơ sở giáo dục, trường học cho học sinh, sinh viên tạm nghỉ khiến cho sản lượng hành khách trong 6 tháng đầu năm 2021 sụt giảm rõ rệt.Tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức cho doanh nghiệp. Khi nền kinh tế càng phát triển làm cho thu nhập của người dân tăng lên thì người dân càng có xu hướng chuyển sang phương tiện cá nhân nhiều hơn so với việc sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, mặt khác cũng do nguyên nhân về chất lượng phương tiện cũng như chất lượng phục vụ hành khách đôi khi chưa được tốt. Đây có thể là thách thức đối với tốc độ phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp.

2.3. Phân tích đánh giá chất lƣợng dịch vụ trên tuyến buýt số 49.

2.3.1. Hiện trạng hoạt động của tuyến 49.

Tuyến buýt 49 là một tuyến buýt xuyên tâm đi qua nhiều tuyến đường lớn và các điểm thu hút dân cư trong thành phố như: các khu đô thị, các trường đại học, nhà ga, các khu vui chơi, mua sắm,... Nên đối tượng hành khách chủ yếu trên tuyến là học sinh, sinh viên, những người có mức thu nhập trung bình với mục đích để đi học, đi làm, đến các điểm vui chơi giải trí, đi mua sắm, thăm thân,...

a. Cơ sở hạ tầng trên tuyến:

* Hiện trạng đường giao thông trên tuyến:

Lộ trình tuyến:

43

Chiều đi:

Trần Khánh Dư – Trần Hưng Đạo – Lê Thánh Tông – Lý Thường Kiệt – Lê Duẩn – Khâm Thiên – Hoàng Cầu – Đê La Thành – Cầu Giấy – Trần Đăng Ninh – Trần Quốc Hoàn – Phạm Văn Đồng – Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ – Hàm Nghi – Nguyễn Cơ Thạch (KĐT Mỹ Đình II).

Chiều về:

KĐT Mỹ Đình II – Hàm Nghi – Lê Đức Thọ – Hồ Tùng Mậu – Phạm Văn Đồng -Trần Quốc Hoàn – Trần Đăng Ninh – Cầu Giấy – Đê La Thành – Thành Công – Láng Hạ – Giảng Võ – Cát Linh – Tôn Đức Thắng – Khâm Thiên – Nguyễn Thượng Hiền – Yết Kiêu – Trần Hưng Đạo – Quán Sứ – Lý Thường Kiệt – Phan Chu Trinh – Tràng Tiền – Trần Khánh Dư.

Tuyến buýt số 49 đi qua nhiều tuyến đường với những đặc điểm về đường sá được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Chất lƣợng đƣờng sá từng đoạn trên tuyến STT Đoạn

đƣờng

Đặc Điểm

1 Trần Khánh Dư

Tuyến đường tương đối rộng, là đường 1 chiều. Chất lượng mặt đường khá tốt, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông không quá lớn, vào giờ cao điểm không xảy ra ách tắc giao thơng, có hệ thống đèn tín hiệu.

2 Trần Hưng Đạo

Tuyến đường khá rộng, là đường 2 chiều, chất lượng mặt đường êm, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông không quá lớn nên q trình lưu thơng khơng q khó khăn vào giờ cao điểm. Đoạn đường này được trang bị hệ thống đèn tín hiệu tại ngã tư.

3 Lê Thánh Tông

Tuyến đường tương đối rộng, là đường 2 chiều. Chất lượng mặt đường khá tốt, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông không quá lớn nên vào giờ cao điểm ít xảy ra ách tắc giao thơng, có hệ thống đèn tín hiệu.

4 Lý Thường Kiệt

Tuyến đường khá rộng, là đường 2 chiều, chất lượng mặt đường êm. Đoạn đường này được trang bị hệ thống đèn tín hiệu tại ngã tư. 5 Lê Duẩn

Đường 1 chiều, mặt đường nhăn có dải nhựa. Đoạn đường có điểm thu hút lớn: gần Ga Hà Nội nhưng do đường tương đối rộng nên khả năng thơng qua trên đường lớn, ít xảy ra ách tắc giao thơng. Có hệ thống đèn tín hiệu tại ngã tư.

44

6 Khâm Thiên đường tương đối tốt. Tuy nhiên đây lại là đoạn đường có lưu lượng tham gia tương đối lớn nên cũng hay xảy ra ùn tắc giao thơng vào giờ cao điểm.

7 Hồng Cầu

Đây là đường một chiều có dải phân cách cứng nhưng chất lượng đường tương đối tốt, Có hệ thống đèn tín hiệu tại ngã tư. Đường tương đối rộng nên khả năng thông qua trên đường lớn. Tuy nhiên vẫn sảy ra ách tắc giao thông tại nút giao để đi vào đường Đê La Thành.

8 Đê La

Thành

Đường 2 chiều, chất lượng đường tương đối kém, đường hẹp mà lưu lượng phương tiện tham gia trên đường rất đơng do có các điểm thu hút như: Đại học mỹ thuật công nghiệp, Đại học văn hóa Hà Nội, các cửa hàng nội thất,...nên hay xảy ra tình trạng tắc đường.

9 Cầu Giấy

Đây là đường 1 chiều, có dải phân cách là hàng rào chắn, chất lượng đường tương đối tốt.Có nhiều nút giao cắt đồng mức.Lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông rất lớn vào giờ cao điểm, dọc 2 bên đường có nhiều điểm thu hút: trường học, cửa hàng bách hóa, siêu thị,...

10 Trần Đăng Ninh

Đây là đường 1 chiều có dải phân cách cứng tương đối rộng, Ninh chất lượng đường tốt, mặt đường nhẵn, có vỉa hè. Tại giao cắt ngã tư Cầu Giấy – Trần Đăng Ninh có hệ thống đèn tín hiệu giao thơng nên vào giờ cao điểm hay xảy ra ùn tắc.

11 Phạm Văn Đồng

Đường rộng rãi nhưng do đang có cơng trình thi cơng ở giữa lòng đường nên mặt đường hiện khơng cịn giữ được sự rộng rãi và êm dịu vốn có, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn do là một cửa ngõ của thủ đô và hướng ra sân bay Nội Bài nên đoạn đường này luôn ùn tắc vào giờ cao điểm.

12 Hồ Tùng Mậu

Đường rộng, nhưng do tuyến đường này đang thi công tuyển Mậu đường sắt trên cao nên chất lượng mặt đường đang dần xuống cấp, có dải phân cách. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thơng rất lớn do có các điểm thu hút như: Đại học thương mại, Đại học sân khấu điện ảnh, trường Múa, các siêu thị điện máy, quán ăn,...nhưng không sảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông.

13 Lê Đức Thọ Là đường mới, rất rộng và chất lượng đường tốt, có hệ thống đèn tín hiệu giao thơng, khơng xảy ra tắc đường.

14 Nguyễn Cơ Thạch

Đây là đường 1 chiều có dải phân cách cứng tương đối rộng, chất lượng đường tốt, mặt đường nhằn, có vỉa hè, có hệ thống đèn tín hiệu giao thông, không xảy ra tắc đường.

45 * Hệ thống điểm đầu cuối:

- Điểm buýt cổng KĐT Mỹ Đình II:

+ Khơng được bố trí nhà chờ cho hành khách, mà hành khách phải chờ phương tiên ở trên vỉa hè, bên cạnh có một điểm dán vé tháng, cơ sở hạ tầng chưa được tốt, gây khó khăn cho hành khách trong việc đứng chờ phương tiện, đặc biệt vào những ngày mưa.

- Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư.

+ Chỉ tận dụng diện tích mặt đường làm điểm đỗ xe buýt. Tuy nhiên diện tích dương khá rộng đủ khả năng cho các phương tiện của tuyến 49 đỗ chờ hoạt động. Tại đây, dễ dàng quay trở đầu xe, chất lượng đường tốt, mặt đường êm, rộng rãi, sạch sẽ.

+ Khu vực chờ xe buýt của hành khách được chỉ bố xây dựng nhà chờ trên vỉa hè + Nhà vệ sinh phục vụ cho lái xe và bán vé được bố trí gần điểm bt nhưng có dấu hiệu xuống cấp và khơng cịn được sử dụng. Chính vì vậy tình cịn trang phóng uế bừa bãi của một bộ phận lái, phụ xe, cùng với tình trạng rác thải khơng được xử lý đã gây nên mất vệ sinh và mĩ quan ở khu vực bãi đỗ xe này.

Hình 2.4: Bãi đỗ xe Trần Khánh Dƣ

* Hệ thống điểm dừng:

- Chiều đi Trần Khánh Dư-KĐT Mỹ Đình:

Có tổng số 25 điểm dừng trong đó có 11 điểm dừng có hệ thống nhà chờ có mái che mưa nắng, ghế ngồi, chiếm 44% trong tổng số các điểm dừng đỗ. Cịn lại 14 điểm dừng chỉ có biển báo khơng có nhà chờ cho hành khách. Trong quá trình chờ xe buýt hành

46

khách phải đứng lên vỉa hè, trên đường Đê La Thành các hộ kinh doanh còn lấn chiếm vỉa hè gây khó khăn cho việc chờ xe buýt của hành khách, khơng có thơng tin gì về tuyến ngồi hành trình rút ngắn của tuyến.

Ngoài ra, trong tổng số 25 điểm dừng có nhiều điểm dừng bị mờ vạch sơn phản quang báo hiệu phạm vi điểm dừng xe buýt để người điều khiển các phương tiện giao thông khác nhận biết.

- Chiều về KĐT Mỹ Đình – Trần Khánh Dư:

Trên tuyến theo chiều về có tổng số 27 điểm dừng trong đó có 13 điểm dừng có mái che mưa nắng và bản đồ mạng lưới tuyến. Cịn lại 14 điểm dừng cịn lại chỉ có biển báo thì hành khách phải đứng chờ trên vỉa hè.

Có 23 điểm dừng được sơn vạch phản quang báo hiệu phạm vi điểm dừng xe buýt. Tuy nhiên một số vạch cũng đã bị mờ đi nhiều.

Trên chiều về, có một vài điểm dừng được trang bị thêm bảng thông tin điện tử Led như: Đại học Thương Mại - Hồ Tùng Mậu.

Trên lộ trình tuyến cả chiều đi và chiều về có tổng số 52 điểm dừng đỗ mà có 24 điểm dừng có nhà chờ cho hành khách chiếm 46,15 % tổng số điểm dừng.

Bảng 2.7: Thực trạng về hệ thống điểm dừng đỗ trên tuyến 49

STT Tên Đơn vị Số lƣợng

1 Cột điện báo Đạt tiêu chuẩn Cột 28

Không đạt tiêu chuẩn 0

2 Nhà chờ Đạt tiêu chuẩn Nhà chờ 19

Không đạt tiêu chuẩn 5

3 Bản đồ mạng lưới tuyến Bản đồ 32

4 Hệ thống vạch sơn dành cho xe buýt

Rõ Vạch sơn 45

Mờ 7

5 Bảng thông tin điện tử LED Bảng 5

Các điểm dừng trên tuyến đều đặt tại các điểm dân cư khá tập trung như: trường đại học, nhà ga, và khu vực có đồng dân cư sinh sống.

Vẫn cịn tình trạng các phương tiện khác (xe ôm, xe khách,...) dừng đỗ trong khu vực dành riêng cho đỗ xe buýt, các hàng quán bán hàng tại điểm dừng đỗ gây khó khăn cho xe buýt khi vào điểm dừng đỗ đón trả khách và ảnh hưởng đến hành khách khi chờ xe.

47

b. Phương tiện trên tuyến 49:

Bảng 2.8: Phƣơng tiện hoạt động trên tuyến buýt số 49

Loại xe Sức chứa Số xe kế hoạch Số xe vận doanh Năm sử dụng

Thaco TB 94CT 60 11 10 2014

Trên tuyến có tổng số 11 phương tiện hoạt động trong đó số xe vận doanh là 10 phương tiện. Loại xe hoạt động trên tuyến là xe Thaco TB 94CT với sức chứa là 60 hành khách. Đây là loại xe có tính năng kỹ thuật tốt với 11 xe có sức chứa 60 chỗ cho phép công ty đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành trên tuyến cả trong những giờ cao điểm mà khơng lãng phí sức chứa của phương tiện trong những giờ thông thường trong ngày.

Các phương tiện trên tuyến 49 được đưa vào khai thác sử dụng năm 2014 với thời gian sử dụng là 10 năm. Đến nay các phương tiện vẫn trong đang trong thời gian khấu hao, phương tiện vẫn còn tương đối mới nhưng do phương tiện thường xuyên hoạt động nên phương tiện đã có dấu hiệu xuống cấp: tiếng máy động cơ lớn, gây cảm giác ơn ào, khó chịu khi tham gia di chuyển trên phương tiện. Phương tiện vận hành cũng không được êm như lúc đưa vào khai thác, gây xóc khi di chuyển trên những đoạn đường có chất lượng khơng tốt như: đường Đê La Thành. Điều này làm cho hành khách cảm thấy bất tiện, mệt mỏi nhất là với những người say xe, người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Năm 2018, số lần xe quay đầu bỏ lượt đã giảm so với các năm trước nhưng nguyên nhân xe hỏng giữa đường phải quay đầu lại tăng.

Bảng 2.9: Tình trạng bỏ lƣợt trên tuyến 49 và nguyên nhân

Năm Lƣợt bỏ Nguyên nhân bỏ lƣợt

Tắc đƣờng Xe hỏng VCGT LX, BV Điều độ Khác

2019 256 229 18 6 0 0 3

2020 234 201 25 7 0 0 1

2021 152 118 27 3 0 0 4

Nguồn: Công ty CP xe khách Hà Nội

Các thiết bị trên phương tiện vẫn còn hoạt động tương đối tốt nhưng có một số đã có dấu hiệu xuống cấp: điều hịa nhiệt độ hoạt động yếu, tay cầm khơng được chắc chắn, một số đèn báo lên xuống đã hỏng. Ngoài ra, tất cả các phương tiện trên tuyến đều được trang bị hệ thống loa thông báo điểm dừng cho hành khách tuy nhiên nhân viên lái xe đôi khi

48

không bật hoặc loa đã xuống cấp kêu bé gây khó khăn cho hành khách trong việc tiếp cận với điểm dừng, đặc biệt đối với những hành khách lần đầu sử dụng dịch vụ xe buýt hay không sử dụng thường xuyên dịch vụ trên tuyến.

Tuyến 49 có lưu lượng hành khách trung bình, chỉ thực sự động vào giờ cao điểm tại các trường đại học mà xe qua. Hiện tượng hành khách chen chúc, xơ đẩy nhau để lên xe ít khi xảy ra, đôi khi trên xe hành khách phải đứng chật chội làm hành khách mệt mỏi trong q trình di chuyển. Ngồi ra, đây cũng là cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng móc túi hành khách gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ trên tuyến.

c. Lao động:

Số lượng lao động trên tuyến được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10: Số lƣợng nhân viên lái xe, bán vé theo bậc thợ trên tuyến 49

STT Lao động Số lƣợng Tổng

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5

1 Lái xe 2 3 15 5 0 25

2 Bán vé 2 3 5 5 9 24

Nguồn: Công ty CP xe khách Hà Nội

Từ bảng trên cho thấy: Tất cả lái xe trên tuyến đều có bằng E, trong đó lái xe bậc 3 chiếm số lượng đông nhất (chiếm 60%), nhân viên bán vé có số lượng thợ bậc 1 chỉ chiếm đến 8,3% trong tổng số, điều này phản ánh trên tuyến đang có một đội ngũ lao động lành nghề đã qua đào tạo và có nhiều kinh nhiệm. Đây là cơ sở để hoàn thành các

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (17) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)