Đánh giá mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt hiện nay

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (15) (Trang 46 - 48)

V. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG ĐỀ TÀI

c. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Trung tâm

2.3. Đánh giá mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt hiện nay

2.3.1. Hiện trạng mạng lưới tuyến xe buýt

Đến tháng 11/2020, Hà Nội đã có 124 tuyến buýt, trong đó có 100 tuyến trợ giá, 10 tuyến không trợ giá, 12 tuyến kế cận, 2 tuyến City Tour. Mạng lưới xe buýt đã phủ khắp 34 quận, huyện, thị xã và phục vụ đến: 453/584 số xã, phường, thị trấn (đạt 78%); 66/71 bệnh viện (đạt 93%); 296/708 các trường THCS, THPT đạt (42%); 32/37 các khu công nghiệp (đạt 86%); 82/85 các khu đô thị mới (đạt 96%). Xe buýt Hà Nội hiện đã đạt số lượng trên 1.200 chiếc, chủng loại phong phú với: xe buýt nhanh BRT; xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG; xe buýt đạt chuẩn khí thải EURO IV, V; xe City Tour…

Hà Nội hiện có trên 3.800 điểm dừng xe buýt nhưng chỉ có 361 điểm có nhà chờ. Khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng khoảng 1,1km. Nếu phân theo khu vực, trong nội thành, tỉ lệ người dân tiếp cận xe buýt với cự ly dưới 500m đạt khoảng 80%. Nhưng, con số này chỉ đạt khoảng 30% tại ngoại thành. Cự ly bình quân giữa các điểm dừng cũng được rà soát điều chỉnh bảo đảm cự ly tiếp cận hợp lý. Các điểm trung chuyển được thiết kế làn riêng với các khu nhà chờ lớn. Mỗi khu được trang bị ghế ngồi cho nhiều hành khách và hệ thống thông tin tổng hợp gồm bản đồ mạng lưới tuyến, các tuyến đi, đến, thời gian biểu chạy xe và tần suất chạy xe. Các điểm trung chuyển được đặt ở những nơi tập trung đông hành khách và những đầu mối giao thông vận tải như các điểm trung chuyển tại các bến xe liên tỉnh.

488.483.589 2.587.273.531 2.086.587.551 278.852.535 2.095.149.376 1.816.296.842 0 500.000.000 1.000.000.000 1.500.000.000 2.000.000.000 2.500.000.000 3.000.000.000 1000 đồng 1000 đồng 1000 đồng

Doanh thu (trợ giá) Chi phí Trợ giá

1 2 3

47 Mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội phân bố theo các trục chính, hướng tâm, các cửa ngõ ra vào thành phố. Tổng chiều dài tuyến khoảng 2029km với chiều dài bình quân 23 km/tuyến; mật độ tuyến 0,6104 km/𝑘𝑚#; tổng công suất gần 1,4 triệu lượt khách/ ngày. Về chiều dài tuyến, các tuyến buýt kề cận thường dài hơn các tuyến bt nội đơ và có khác biệt giữa chiều đi và chiều về. Hầu hết các tuyến buýt kề cận có chiều dài lớn hơn 20km, tuyến lớn nhất tới 50km (tuyến Mỹ Đình – Trung Hà; Mỹ Đình – Phú Cường); chiều dài trung bình các tuyến nội đơ là khoảng 17km, tuyến ngắn nhất là 10,8km (Long Biên – Cầu Giấy) và tuyến dài nhất là 22km (Gia Lâm – Yên Nghĩa). Sự đa dạng về chiều dài và lộ trình tuyến dẫn đến có sự khác biệt về số lượng điểm dừng đỗ trên mỗi tuyến, đặc biệt một số tuyến có số điểm dừng đỗ rất chênh lệch về chiều đi và chiều về. Về các tuyến buýt nội đơ, có sự khác biệt rất lớn về mật độ điểm dừng xe buýt giữa các tuyến nội thành và ngoại ô. Khoảng cách trung bình giữa 2 điểm dừng tuyến buýt dài là 0,88km, ngắn nhất là 0,33km và dài nhất là 1,8km. Đặc biệt có 2 tuyến buýt vịng trịn là Nguyễn Cơng Trứ - Nguyễn Công Trứ và Bờ Hồ - Bờ Hồ đi 1 vòng qua các quận Hồn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng với mật độ điểm dừng cao nhất; khoảng cách trung bình điểm dừng từ 0,33 đến 0,57km.

Đánh giá chung về mạng lưới tuyến buýt hiện nay :

- Mạng lưới tuyến bt có hình dạng hỗn hợp, khơng có phân cấp rõ ràng về năng lực và vai trò của tuyến.

- Đa số các tuyến hình thành ở dạng kết nối trực tiếp giữa các điểm phát sinh/thu hút, các bến xe liên tỉnh.

- Mơ hình trung chuyển đa dạng, chủ yếu là kết hợp giữa trung chuyển dọc (tại trạm dừng trên tuyến) và trung chuyển đầu cuối (tại các bến xe), trung chuyển ngang (giao giữa tuyến) có xu hướng giảm.

- Hệ số trùng tuyến tương đối đặc biệt ở các đoạn giao thơng chính.

2.3.2. Cơ sở hạ tầng trên tuyến

Toàn mạng lưới xe buýt Hà Nội có hơn 79 điểm đầu cuối, trong đó Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình, n Nghĩa là các điểm đầu cuối (bến xe) quan trọng phục vụ hơn 50 tuyến nội đô và hơn 250 tuyến liên tỉnh.

Tồn hệ thống có 5 điểm trung chuyển, gồm : Long Biên, Nhổn, Đơng Anh, Hồng Quốc Việt và Cầu Giấy được thiết kế theo mâu mang tính hiện đại, phục vụ chuyển tiếp hành khách giữa các tuyến.

Mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội có 2.210 điểm dừng và 363 nhà chờ. Tuy nhiên, hầu hết các điểm dừng khơng có mái che, diện tích khu vực chờ xe của hành khách bị hạn chế do thiếu quỹ đất xây dựng.

48

2.3.3. Phương tiện

Xe ô tô buýt VTHKCC ở Hà Nội khá đa dạng về chủng loại và sức chứa gồm các loại xe có sức chứa 24, 30, 45, 60 và 80 chỗ. Số lượng xe liên tục được bổ sung và thay mới với tốc độ tăng bình quân khoảng 3%/năm. Số phương tiện xe bt có sức chứa lớn chiếm khoảng 38%, trung bình chiếm khoảng 60% và nhỏ chiếm khoảng 2%. Theo thời gian sử dụng, số lượng xe sử dụng trên 5 năm còn chiếm tỷ lệ cao, số xe sử dụng từ 2 – 5 năm chiếm khoảng 28%, xe có thời gian sử dụng dưới 2 năm chiếm khoảng 16%. Về chất lượng, đoàn xe buýt Hà Nội đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật và an tồn mơi trường.

Về thiết bị phục vụ hành khách, toàn bộ số xe buýt được trang bị điều hịa khơng khí, báo thơng tin điểm dừng bằng âm thanh. Về thiết bị kiểm sốt hành trình, 100% số xe được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS, cùng với phần mềm tìm kiếm xe buýt trên điện thoại thông minh đã hồ trợ hiệu quả cho công tác quản lý điều hành và thuận tiện cho hành khách.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (15) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)