Đánh giá hiện trạng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (15) (Trang 48 - 50)

V. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG ĐỀ TÀI

c. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Trung tâm

2.5. Đánh giá hiện trạng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội

2.5.1. Mức độ cung ứng của dịch vụ

- Loại hình dịch vụ :

Hiện tại hệ thống xe buýt Hà Nội đang cung ứng cho người dân 06 loại hình dịch vụ xe bt chính :

+ Dịch vụ xe buýt thường (Regular bus service) : Đây là loại hình dịch vụ cơ bản trong hệ thống mạng lưới tuyến buýt. Dịch vụ này có tần suất phục vụ cao, thời gian cung ứng dài (thường từ 05h00 đến 22h00) dừng đỗ tại tất cả các điểm dừng dọc tuyến. + Dịch vụ xe buýt nhanh(Express bus service) : Đây là loại hình dịch vụ được đẩy mạnh phát triển trong những năm gần đây, có hướng tuyến và cơ sở hạ tầng được đầu tư đầy đủ, đón trả khách tại các nhà chờ dọc tuyến và được dành cho làn đường riêng. + Dịch vụ xe buýt chuyên trách (Commuter bus service) : Đây là loại hình dịch vụ đã cung ứng từ lâu nhưng thường không thống kê, đặc biệt là các xe buýt đưa đón học sinh các trường phổ thông, các chuyến đặt hàng. Dịch vụ này được xác định cụ thể hành trình, thường là 02 - 04 chuyến/ngày/tuyến, thời gian phục vụ sẽ theo thời gian đi và về của đối tượng cần phục vụ.

+ Dịch vụ xe buýt vùng (Regional bus) : Đây là tuyến buýt kết nối nội thành tới các trung tâm hành chính /dân cư của các huyện ngoại thành. Dịch vụ này cũng tương đối dịch vụ buýt thơng thường nhưng có tần suất phục vụ thấp hơn. (20-40 phút /chuyến/hướng), độ ổn định cung ứng không cao (dừng đỗ theo nhu cầu khách hàng), thời gian phục vụ ngắn.

- Năng lực cung ứng : Với số phương tiện hiện tại gần 2.200 số xe buýt trong Thành phố Hà Nội thì việc đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân là có thể thực hiện, nhưng trong

49 thời gian này việc người dân di chuyển bằng phương tiện công cộng tăng cao và nhu cầu về các tuyến mới được hình thành chính vì thế mà Trung tâm Quản lý GTCC Thành phố Hà Nội đang triển khai đấu thầu các dự án tuyến xe buýt mới nhằm phục vụ được hết lượng khách hàng tiềm năng.

2.5.2. Đặc điểm đi lại của hành khách

Hành khách đi lại chủ yếu bằng những phương tiện có tính nhanh chóng, thuận tiện như những phương tiện cá nhân hay các hãng xe công nghệ giúp cho việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Tuy vậy, số tiền bỏ ra lại cũng khơng nhỏ so với hình thức VTHKCC bằng xe buýt. Cùng với sự phát triển của GTCC ngày càng nhanh chóngthif việc người dân tiếp cận đến hình thức xe buýt cũng ngày càng nhiều. Nhưng thói quen di chuyển bằng phương tiện cá nhân đã ăn sâu vào trong tiềm thức vì tính thuận tiện nhanh chóng. Hành khách có xu hướng di chuyển từ các vùng giáp ngoại thành di chuyển vào dần sâu trong nội thành, đa phần họ sẽ di chuyển sao cho nhanh chóng kịp thời để có thể đến đúng giờ làm.

2.5.3. Đặc điểm đi lại của hành khách bằng xe buýt

Hiện người dân vẫn chưa mặn mà với việc đi xe buýt là tốc độ chậm, tiếp cận khó, chờ đợi lâu và phần lớn các nhà chờ không đảm bảo chất lượng. Thời gian đi bộ từ nhà đến điểm xe buýt 5 - 7 phút, chờ xe buýt đến từ 5 - 10 phút, thời gian ngồi trên xe buýt khoảng 30 phút. Đến nơi phải đi bộ thêm 5 - 10 phút. Tổng thời gian không thể nhanh hơn ôtô hay xe máy nên người dân sẽ lựa chọn phương tiện cá nhân. Trung bình mỗi năm thành phố trợ giá khoảng 1.300 tỉ đồng cho xe buýt. Trong giai đoạn 2015 - 2019, Hà Nội đã đầu tư mới hơn 1.100 xe buýt, thông qua tổ chức đấu thầu 68 tuyến buýt, đầu năm 2020, mạng lưới xe buýt Hà Nội cũng đã thay mới được 139 phương tiện nâng “tuổi đời” của các phương tiện buýt lên mức trung bình 3,6 năm. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 từ cuối năm 2019 đến nay, mạng lưới xe buýt Hà Nội bị sụt giảm đáng kể về sản lượng hành khách và doanh thu. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng hành khách xe buýt đạt 163,3 triệu lượt (giảm 29,2% so với cùng kỳ năm 2019), doanh thu đạt 213,6 tỉ đồng (giảm 43,4%).

Đa số hành khách sử dụng phương tiện di chuyển xe buýt là sinh viên, người cao tuổi, người có thu nhập thấp muốn di chuyển an toàn và với giá rẻ. Vì chưa đáp ứng được những u cầu mà nhiều hành khách khó tính đặt ra nên việc thu hút thêm lượng khách khác cũng gặp khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại sau khi đại dịch COVID-19 dần qua đi thói quen đi lại của người dân bằng xe buýt cũng dần được cải thiện, lượng khách hàng sử dụng xe buýt cũng dần tăng lên. Theo thống kê, tổng hành khách tham gia VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội trong quý I/2022 đạt 38,6 triệu lượt hành khách (trong đó, sản lượng vận chuyển tháng 2/2022 đạt 13,3 triệu lượt, tăng 94,6% so với

50 tháng 1/2022, sản lượng vận chuyển tháng 3/2022 đạt 18,5 triệu lượt, tăng 38,8% so với tháng 2/2022).

Biểu đồ 2. 3 : Tỷ lệ Hành khách di chuyển bằng xe buýt ở Thành phố Hà Nội

2.5.4. An toàn vận hành trên tuyến

Việc đảm bảo an toàn cho hành khách trên tuyến là vấn đề được đặt lên hàng đầu ngồi ra cịn cần đảm bảo sự an toàn về tài sản và những phương tiện di chuyển trên đường cùng chiều dọc tuyến di chuyển đón trả khách. Đảm bảo an tồn cho hành khách ở trên phương tiện xe buýt di chuyển trên tuyến dựa vào các tiêu chí sau :

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (15) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)