Lựa chọn phương tiện trên hành trình

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (27) (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu của đề tài

1.3. Nội dung công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt

1.3.3. Lựa chọn phương tiện trên hành trình

Phương tiện VTHKCC phải đảm bảo các yêu cầu:

- An tồn trong vận hành, cơng trình mà tuyến đi qua, an toàn cho hành khách, lái xe và phương tiện giao thông khác trên đường.

- Đáp ứng tiêu chuẩn kích thước, trọng tải theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện hoạt động trên đường.

- Đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và u cầu mỹ quan đơ thị.

- Trên xe có trang bị dụng cụ thốt hiểm, bình chữa cháy cịn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

19

Để vận chuyển hành khách có thể sử dụng nhiều loại xe có sức chứa khác nhau. Song hiệu quả sử dụng phương tiện cũng sẽ khác nhau khi chúng không phù hợp với cường độ luồng hành khách trên các hành trình. Quá trình lựa chọn phương tiện tiến hành bao gồm: lựa chọn sơ bộ phương tiện và lựa chọn chi tiết phương tiện.

a. Lựa chọn sơ bộ phương tiện

Đây là bước lựa chọn đánh giá theo một số tiêu chí cơ bản như: Hình dáng, sức chứa, động cơ, tải trọng,… Theo các yếu tố: Công suất luồng hành khách vào giờ cao điểm, biến động luồng hành khách theo giờ trong ngày và theo chiều dài hành trình (biến động theo khơng gian), chế độ làm việc của xe trên hành trình, khả năng thơng qua của đường, chiều dài hành trình và độ dài bình qn chuyến đi của hành khách,…

Sau đó lựa chọn ra loại xe phù hợp với điều kiện tổ chức, khai thác vận tải như: Điều kiện luồng hành khách, điều kiện đường sá, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện tổ chức – kỹ thuật, điều kiện kinh tế – xã hội.

Để xác định sức chứa hợp lý, ta phân tích mối quan hệ giữa công suất luồng hành khách và sức chứa của phương tiện. Mối quan hệ đó được biểu thị qua bảng sau:

Bảng 1.3: Quan hệ công suất luồng hành khách và sức chứa của xe

STT Công suất luồng hành khách Sức chứa của xe (chỗ)

1 200 - 1000 40

2 1000 – 1800 65

3 1800 – 2600 80

4 2600 – 3800 110

5 >3800 180

Xác định sức chứa hợp lý theo lượng luân chuyển hành khách trên 1km hành trình được xác định qua bảng sau:

Bảng 1.4: Quan hệ giữa lượng luân chuyển hành khách với sức chứa của xe

STT Lượng luân chuyển HK

(1000HK.Km/Km hành trình)

Sức chứa phương tiện

(chỗ)

1 <6 40

2 6 – 10 60

3 10 – 16 80 - 85

4 >16 150 - 160

b. Lựa chọn chi tiết phương tiện

Yêu cầu: Việc lựa chọn phương tiện phải đảm bảo sao cho chi phí thấp nhất, năng suất lớn nhất để đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu của hành khách

So sánh lựa chọn phương tiện theo các hàm mục tiêu: + Năng suất: WP → Max

20 + Lợi nhuận: L → Max

Để lựa chọn chi tiết phương tiện ta cần căn cứ vào các chỉ tiêu sau:

- Năng suất phương tiện:

+ Khối lượng hành khách vận chuyển bình qn trong 1 chuyến:

𝑄𝐶 = 𝑞𝑇𝐾× 𝛾đ × 𝜂𝐻𝐾 (HK) (1.1)

𝑃𝐶 = ∑ 𝑄 × 𝐿𝐻𝐾 (HK.Km) (1.2)

Trong đó: qTK : Trọng tải thiết kế của phương tiện

𝛾đ : Hệ số lợi dụng trọng tải

𝜂𝐻𝐾 : Hệ số thay đổi hành khách

LHK : Cự ly đi lại bình quân của hành khách

+ Ưu điểm của việc lựa chọn theo chỉ tiêu này: Đơn giản, thuận tiện và chính xác. + Nhược điểm: Chưa phản ánh được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn, chưa tính đến tính kinh tế.

- Chi phí nhiên liệu:

CNL = QNL × GNL (1.3)

QNL = K1×∑ Lchg

100 + K2× ∑ P

1000+ K3× n (1.4) Trong đó: CNL: Chi phí nhiên liệu (đồng)

GNL: Giá 1 lít nhiên liệu (đồng)

QNL: Mức tiêu hao nhiên liệu trong một năm

∑ 𝐿𝑐ℎ𝑔: Tổng quãng đường chung quy đổi ra đường loại I

∑ 𝑃: Tổng lượt luân chuyển quy đổi ra đường loại I

K1: Mức tiêu hao nhiên liệu cho 100km xe chạy

K2: Mức tiêu hao nhiên liệu bổ sung cho 100km xe chạy có khách. K3: Mức hao phí nhiên liệu cho một lần quay trở đầu xe

N: Số lần quay đổi đầu xe

- Giá thành vận tải:

+ Giá thành là hao phí lao động sống và lao động quá khứ được kết tinh trong một đơn vị sản phầm. Đây là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng, nó phản ánh tổng hợp mọi kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

+ Giá thành trong vận tải ô tô được xác định theo các khoản chi phí bao gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí tiền lương và các khoản thoe lương của lái phụ xe, các loại bảo hiểm, chi phí nhiên liệu, chi phí dầu bơi trơn, chi phí trích trước săm lốp, chi

21

phí BDKT và SCTX, chi phí khấu hao cơ bản phương tiện vận tải, chi phí sửa chữa lớn, các loại phí, lệ phí, chi phí quản lý doanh nghiệp, các loại thuế đánh vào yếu tố đầu vào của sản xuất. Giá thành vận tải được tính bằng tổng chi phí chia cho tổng sản phẩm vận tải: SQ = ∑ C ∑ Q (đ/HK) (1.5) SP =∑ C ∑ P (đ/HK.Km) (1.6) Trong đó: ∑ 𝐶: Tổng chi phí SQ: Giá thành để vận chuyển 1 HK SP: Giá thành để vận chuyển 1 HK.Km

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (27) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)