6. Kết cấu của đề tài
1.3. Nội dung công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt
1.3.6. Xây dựng thời gian biểu và biểu đồ chạy xe
a. Mục đích của thời gian biểu và biểu đồ chạy xe
- Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe có tác dụng cho việc tổ chức quản lý phương tiện, lái xe, nâng cao hiệu quả và chất lượng và cung cấp đầy đủ thông tin cho hành khách.
- Thời gian biểu chạy xe là những tài liệu định mức cơ bản về tổ chức vận tải của những xe buýt hoạt động theo hành trình trong đó quy định về chế độ chạy xe (thời
24
gian lăn bánh, thời gian dừng đỗ), chế độ lao động cho lái xe, thời gian làm việc của hành trình (thời gian mở - đóng tuyến), số lượng xe, chuyến xe.
- Biểu đồ chạy xe khác nhau giữa ngày làm việc và ngày nghỉ. Những hành trình hoạt động liên tục trong năm cũng phải lập riêng.
- Thời gian biểu hay biểu đồ chạy xe được thể hiện ở dạng bảng hay ở dạng biểu đồ cho từng hành trình cụ thể sau đó dựa vào u cầu của tổ chức quản lý và phục vụ hành khách để lập:
+ Thời gian đi, đến ở trạm đầu, cuối (điều độ) + Thời gian làm việc của lái xe (quản lý lái xe)
+ Thời gian biểu giãn cách chạy xe biết ở điểm đầu, cuối (cho hành khách).
b. Xây dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe
Các số liệu cần thiết khi lập biểu đồ:
- Chiều dài hành trình, chiều dài giữa các điểm đỗ.
- Tốc độ kỹ thuật cho từng đoạn (giữa hai điểm đỗ) theo thời gian trong ngày. - Thời gian đỗ ở các điểm đỗ.
- Thời gian một chuyến, một vòng, thời gian hoạt động trong ngày, thời gian và địa điểm nghỉ ngơi, ăn uống…
- Quãng đường huy động.
- Lượng xe hoạt động trong ngày trên hành trình.
Trong thực tế hoạt động của xe, của tuyến có thể có sai số với biểu đồ chuẩn với giới hạn tối đa như sau: Đối với các tuyến vận tải hành khách trong thành phố là +(-) 1 phút; đối với các tuyến vận chuyển hành khách nội tỉnh là +(-) 3 phút, đối với tuyến vận tải hành khách liên tỉnh là +(-) 5 phút.