6. Kết cấu của đề tài
2.2. Phân tích các điều kiện khai thác VTHKCC bằng xe buýt của công ty
Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến
2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Với diện tích 3.358,6 km2 và dân số 8,25 triệu người (niên giám thống kê 2020), Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đơng dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai cả nước. Dân số Hà Nội năm 2021 thì tăng 1% dẫn đến một số lượng người lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,25% là những điều kiện thuận lợi để cơng ty có thể hồn thành cơng tác tuyển dụng lao động của cơng ty. Bên cạnh đó, ngành vận tải đặc biệt là vận tải hành khách cơng cộng có vai trị rất quan trọng trong việc đi lại của người dân, giúp giảm thiểu tai nạn, giảm ùn tắc giao thông. Đây cũng là cơ hội để công ty tiếp tục triển khai nghiên cứu mở rộng các tuyến mới.
Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ và Xây dựng Bảo Yến đã có kinh nghiệm về vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và đường dài trong nhiều năm qua. Công ty đã hoạt động trong lĩnh vực vận tải được 15 năm cho nên đã là một thương hiệu được rất nhiều khách hàng biết tới. Điều đó đã tạo được vị thế cạnh tranh tốt trên thị trường.
Những năm gần đây, do đại dịch Covid-19 đã khiến tất cả các ngành nghề nói chung và ngành vận tải nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Công ty đã phải tạm dừng vận hành nhiều tuyến buýt và khi được hoạt động trở lại thì cũng phải cắt giảm số chuyến và giảm số người trên xe.
2.2.2. Điều kiện vận tải
* Đặc điểm hành khách
Đối tượng hành khách trên các tuyến buýt chủ yếu là học sinh, sinh viên, CBCNV hoặc bất kì hành khách có nhu cầu đi lại. Nguồn khách hàng của công ty luôn ở mức ổn định và thường xuyên do yêu cầu của công việc đi lại, làm việc, học tập của người dân trong thành phố, và nhân dân các tỉnh xung quanh Hà Nội (cả nguồn khách hàng là khách vãng lai). Sự biến động về số lượng hành khách chỉ diễn ra chủ yếu vào các ngày lễ, tết. Lượng hành khách của cơng ty có sự biến đổi theo thời gian và theo không gian.
41
Lượng hành khách chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi làm cũng biến đổi theo ngày trong tuần vào các ngày nghỉ cuối tuần. Do điều kiện đường sá ngày càng thuận lợi nên học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên học tập và làm việc trong nội thành có thể đi về trong ngày nên lượng khách thậm chí cịn biến đổi trong ngày theo giờ cao điểm trong ngày.
- Biến động lượng vận chuyển theo các tháng trong năm (chủ yếu là các tuyến xe khách): Lượng khách biến động thường xuyên trong năm thường vào các dịp lễ tết lượng khách tăng đột ngột (học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi làm xa quê...).
* Luồng tuyến
Công ty hiện đang khai thác 14 tuyến buýt với số hiệu tuyến lần lượt là: 57, 58, 59, 60A, 60B, 61, 65, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163. Từ ngày 01/01/2022, các tuyến từ CNG 01-CNG07 đổi số hiệu tuyến thành lần lượt từ 157-163, đổi số hiệu tuyến để phù hợp, đồng nhất với mạng lưới tuyến xe buýt hiện tại. Hầu hết các tuyến buýt của doanh nghiệp đều là các tuyến hoạt động ở khu vực ven thành phố. Tuyến buýt có cự ly dài nhất là tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) với 44,7km. Tuyến có cự ly ngắn nhất là tuyến 161: Cầu Giấy – Tam Hiệp (Thanh Trì) với 16,2km. Các tuyến buýt công ty đang hoạt động chủ yếu phục vụ khu vực ven thành phố, đi qua nhiều khu dân cư, trường học, chợ, bến xe nên nhu cầu đi lại lớn, đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải nâng cao hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thông qua vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Bảng 2.5: Số lượng phương tiện trên các tuyến buýt
SHT Tên tuyến Nhãn hiệu
Sức chứa (chỗ) Số xe kế hoạch Xe VD NT Xe VD CN Lượt xe NT Lượt xe CN Sử dụng nhiên liệu
57 Nam Thăng Long –
KCN Phú Nghĩa BaHai 60 18 16 14 126 110 Dầu diesel 58 Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh) Daewoo, Bahai 60 25 22 21 168 158 59 TT Đông Anh – HV
Nông nghiệp VN Bahai 60 18 16 15 170 160
60A
KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp – Công viên nước Hồ Tây
Daewoo 60 15 13 13 126 126
60B
Bến xe Nước Ngầm – BV Bệnh nhiệt đới TƯ cơ sở II
Daewoo,
Bahai 60 20 18 18 178 178
61 Dục Tú (Đông Anh) – Công viên Cầu Giấy
GuilinDaewo,
42
65 Thụy Lâm (Đông Anh)
– Long Biên GuilinDaewoo 63 12 9 9 108 106 157 Bến xe Mỹ Đình – Bến
xe Sơn Tây Tracomeco 50 19 16 16 122 122
Khí CNG 158 Bến xe Yên Nghĩa –
KĐT Đặng Xá Tracomeco 50 16 14 14 126 126 159 BV Nhiệt đới TƯ CSII –
KĐT Times City Tracomeco 50 15 13 13 138 138 160 Kim Lũ – Nam Thăng
Long Tracomeco 30 15 14 14 106 106
161 Cầu Giấy – Tam Hiệp
(Thanh Trì) Tracomeco 30 10 8 8 104 104 162 Nhổn – Thọ An (Đan Phượng) Tracomeco 30 11 9 9 84 84 163 Bến xe Yên Nghĩa – Hoài Đức Tracomeco 30 16 14 14 96 96 Tổng 232 199 194 1.788 1.736
2.2.3. Điều kiện đường sá
Mạng lưới đường giao thông Hà Nội gồm các vành đai và các trục hướng tâm hình nan quạt, cịn trong khu nội thành mạng lưới hình bàn cờ là chủ yếu. Hầu hết các tuyến đường chưa có làn dành riêng cho xe buýt nên gây khó khăn cho việc lưu thơng và sự an tồn của hành khách, phương tiện. Một số tuyến đường có các tuyến của công ty chạy qua như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, Phạm Hùng,…có phương tiện giao thơng qua lại khá đông nên thường xảy ra ách tắc giao thông, tăng thời gian chuyến xe ảnh hưởng đến thời gian các chuyến xe, năng suất phương tiện.
Thủ đô Hà Nội là phạm vi công ty hoạt động mạnh. Chất lượng đường giao thông rất ổn định, đều là đường loại 1 và loại 2. Với điều kiện đường sá tốt, bằng phẳng, Công ty ưu tiên sử dụng các loại phương tiện gầm thấp, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, rút ngắn thời gian chạy xe.
2.2.4. Điều kiện tổ chức kĩ thuật
a. Chế độ chạy xe
Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch vận chuyển và biểu đồ chạy xe để phòng điều độ lập kế hoạch vận chuyển, tổ chức chạy xe theo kế hoạch đã đặt ra. Chế độ chạy xe bao gồm những nội dung sau: Thời gian làm việc một ngày, độ dài thời gian mỗi lần hoạt động; thời gian làm việc trong tháng.
b. Chế độ bảo quản phương tiện
Phương tiện của công ty được bảo quản lộ thiên tại bãi đỗ xe của công ty. Lợi thế của phương pháp bảo quản lộ thiên là chi phí đầu tư thấp, đơn giản, thuận tiện; tuy nhiên phương tiện sẽ chịu những tác động của các yếu tố bên ngoài.
43
c. Chế độ bảo dưỡng sửa chữa phương tiện
Trong công tác tổ chức BDSC, công ty áp dụng Thông tư 65/2014/TT-BGTVT “Ban hành định mức kinh tế - kĩ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt”, Quyết định 1494/2017/QĐ-UBND về việc ban hành định mức kinh tế - kĩ thuật và đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội để xây dựng định ngạch BDSC của mình.
Các cấp BDSC của Cơng ty: Chu kỳ bảo dưỡng cấp 1 (sau 4000 km); Chu kỳ bảo dưỡng cấp 2 là (sau 12000 km).
Chế độ BDSC: Cơng ty có 1 xưởng BDSC, xưởng chịu trách nhiệm thực hiện các công việc về bảo dưỡng, sửa chữa cho tất cả các phương tiện của Cơng ty. Xưởng BDSC do phịng quản lý kĩ thuật vật tư quản lý. Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ tổ chức quản lý tập trung đối với công tác BDSC phương tiện.
2.2.5. Điều kiện thời tiết, khí hậu.
Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn độ ẩm cao là một yếu tố làm cho độ mài mòn của các chi tiết máy tăng lên, đồng thời các chi tiết thiết bị của phương tiện vận tải có độ bền giảm đi rõ rệt. Độ ẩm cao kết hợp mưa lớn làm lớp sơn bề ngồi của phương tiện chóng phai màu, phương tiện cũ đi nhanh chóng. Như vậy phương tiện cần được sơn chống gỉ và sơn lại theo định kỳ. Nhiệt độ và độ ẩm cao khiến ô tô nhanh hỏng hơn, địi hỏi cơng tác BDSC phải được tiến hành một cách thường xuyên.
Tóm lại, điều kiện thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng kỹ thuật của phương tiện, lái xe và hành khách trong q trình vận tải. Do đó cần lựa chọn xe sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết, chọn loại xe với lớp vỏ bề ngoài bền chắc, giảm tác động của điều kiện thời tiết; về mùa hè xe phải có khả năng thơng gió tốt, các thiết bị trên xe không bị biến dạng bởi nhiệt, nhất là các chi tiết làm bằng cao su, nhựa…mùa đơng thì ấm, đảm bảo thuận tiện cho cả hành khách và lái xe.