TIÊU DÙNG VIỆT NAM 5.1 Bối cảnh nghiên cứu
5.1.1. Ngành thực phẩm Việt Nam
Cơng nghiệp thực phẩm là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời ở Việt Nam, sự phát triển của ngành gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành chế biến sử dụng nguyên liệu nông nghiệp, thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của các sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành thực phẩm sản xuất ra các sản phẩm bao gồm sữa, các sản phẩm tinh bột, thủy sản… nó cịn bao gồm sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải là sản phẩm trực tiếp. Bên cạnh đó ngành này cũng gồm: các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau như: thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay, cho động vật ăn, sản phẩm thực phẩm khác và đồ uống. Sản xuất có thể được thực hiện cho chính mình cũng như là cho bên thứ ba như trong giết mổ truyền thống.
Phân loại ngành thực phẩm chủ yếu dựa vào nguồn gốc của sản phẩm được chế biên bao gồm 8 nhóm phân ngành chính như sau:
- Chế biến bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; - Chế biến thủy sản và các sản phẩm thủy sản; - Chế biến và bảo quản rau quả;
- Sản xuất dầu, mỡ động vật, thực vật; - Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa;
- Xay xát và sản xuất bột;
- Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột;
- Sản xuất thực phẩm khác (bánh, sản xuất đường và kẹo, sản xuất mỳ và các sản phẩm tương tự, các phần ăn sẵn, cà phê, chè và rau gia vị cũng như các thực phẩm đặc biệt và dễ hỏng).
Bảng dưới đây thể hiện tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng thực phẩm, trong đó gạo và thịt chiếm tỷ trọng cao nhất. Về tốc độ tăng trưởng doanh thu, cao nhất thuộc về rau quả chế biến các loại với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20%, tiếp theo là mặt hàng thịt và các sản phẩm từ thịt với 11,5%, ngồi ra cịn có các sản phẩm dầu ăn (10,75%) và sữa (10,5%). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng cũng như doanh thu các mặt hàng thực phẩm đều có xu hướng ổn định trong thời gian qua.
Bảng 5.1: Tăng trưởng một số mặt hàng thực phẩm
Sản phẩm 2015 2016 2017 Gạo, ngũ cốc, bánh mì (Tỷ đồng) 153.547 167.044 184.405 Tăng trưởng DT (%) 11 9 10 Thịt và các sản phẩm từ thịt (Tỷ đồng) 93.937 101.255 110.653 Tăng trưởng DT (%) 9 8 9 Thủy hải sản (Tỷ đồng) 41.152 45.064 50.100 Tăng trưởng DT (%) 11 10 11 Sản phẩm sữa (Tỷ đồng) 7.046 7.683 8.503 Tăng trưởng DT (%) 11 9 11 Dầu ăn (Tỷ đồng) 12.459 13.583 15.029 Tăng trưởng DT (%) 11 9 11
Chế biến hoa quả (Tỷ đồng) 23.290 25.455 28.242
Tăng trưởngDT (%) 11 9 11
Rau tươi (Tỷ đồng) 21.075 22.974 25.415
Tăng trưởng DT (%) 11 9 11
Cùng với sự cải thiện về thu nhập và mức sống, thực phẩm là sản phẩm thiết yếu do đó mà tốc độ tiêu dùng sản phẩm ln có xu hướng tăng trưởng mạnh, ổn định từ 9-10%/năm trong giai đoạn vừa qua.
Bảng 5.2: Chỉ số tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Tiêu thụ thực phẩm (Tỷ VNĐ) 501.310 548.052 603.125
Tiêu thụ bình quân đầu người (triệu VNĐ) 5,47 5,93 6,46
Tăng trưởng tiêu thụ thực phẩm (%) 9,04 9,32 10,05
Nguồn: Euromonitor, 2018