Đối với doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm hữu cơ

Một phần của tài liệu Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2 (Trang 81 - 83)

- Giới tính: Kết quả kiểm định Independent sample st test cho thấy

KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIÊU DÙNG BỀN VỮNG

6.2.1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm hữu cơ

Kết quả nghiên cứu cho thấy hai kênh chủ yếu người tiêu dùng mua TPHC là siêu thị và các cửa hàng chuyên doanh. Vì vậy, để tăng mức độ sẵn có của TPHC và tăng mức độ tiếp cận của sản phẩm loại này đối với người tiêu dùng, đưa sản phẩm vào siêu thị và phát triển các chuỗi cửa hàng là điều cần thiết. Phân tích cho thấy ý định mua tác động mạnh đến hành vi mua thực tế của người tiêu dùng đối với TPHC. Kết quả phân tích hành vi mua thực tế của người tiêu dùng cho thấy họ quan tâm đến TPHC vì lý do lợi ích bản thân, cụ thể là bảo vệ sức khỏe, an toàn khi chế biến thực phẩm. Người tiêu dùng cũng đọc thông tin ghi trên sản phẩm khi mua hàng và đối với một số sản phẩm thực phẩm, họ chỉ mua sản phẩm hữu cơ. Điều tra cũng cho thấy loại TPHC phổ biến khách hàng lựa chọn là rau quả và sữa. Vì vậy, một số đề xuất được đưa ra như sau:

Đề tài cung cấp thơng tin về các thuộc tính sản phẩm hữu cơ. TPHC được người tiêu dùng nhận thức có giá trị dinh dưỡng cao, có thể nhận biết được bằng các giác quan, nhìn thu hút và có mùi vị dễ chịu. Do vậy, cung cấp thơng tin về giá trị dinh dưỡng sản phẩm, cũng như tìm phương thức bảo quản TPHC, đặc biệt đối với các loại TPHC tươi như rau quả, thịt hay sữa và các chế phẩm từ sữa để đảm bảo sản phẩm khơng bị biến dạng vẻ bề ngồi, mùi hương vị rất quan trọng. Các doanh nghiệp nên cải thiện bao bì, bao gói sản phẩm nhằm mục đích bảo quản cũng như xúc tiến - nhấn mạnh về lợi ích tiêu dùng TPHC, đồng thời đây cũng là dấu hiệu của chất lượng được đảm bảo của sản phẩm.

Đề tài cũng cho thấy 71,9% người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao hơn 20 đến 50% cho TPHC. Vì vậy, mức giá cao hơn thực phẩm thơng thường khoảng 20% đến 50% được đề xuất là hợp lý đối với các sản phẩm TPHC. Mức giá cao là dấu hiệu khẳng định sự an toàn của thực phẩm (Lokie và cộng sự, 2006). Điều này xuất phát từ vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm khơng an tồn trên thị trường Việt Nam những năm gần đây.

Về các quy định liên quan đến TPHC, kết quả đề tài cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến hai nhóm quy định: quy định cho hoạt động truyền thơng và quy định quản lý thị trường. Quy định cho hoạt động truyền thông tác động trực tiếp đến niềm tin/thái độ của người tiêu dùng đối với TPHC và ý định mua, đồng thời tác động lên đánh giá lựa chọn mua theo hướng trực tiếp và thông qua niềm tin/thái độ. Quy định quản lý thị trường có tác động trực tiếp ngược chiều đến niềm tin/thái độ của người tiêu dùng, tác động gián tiếp lên đánh giá lựa chọn trước mua thông qua niềm tin/thái độ và tác động lên ý định mua qua cả hai cách trực tiếp và gián tiếp. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần thắt chặt các quy định cho hoạt động quảng cáo, các quy định quản lý, kiểm soát cấp phép và sử dụng các chứng nhận và nhãn hiệu đối với TPHC trên thị trường để đảm bảo các chứng nhận và nhãn hiệu phản ánh đúng chất lượng sản phẩm. Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, thuật ngữ “hữu cơ” được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, điều này phù hợp với các nhận định của những nghiên cứu trước về sự thiếu kiến thức về tiêu chuẩn hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam.

PGS là chứng nhận được nhận ra nhiều nhất với khoảng 32%. Trong số các chứng nhận hữu cơ nước ngoài, ACO và BIO là hai chứng nhận được nhận biết nhiều nhất, tuy nhiên phần trăm số người nhận biết cũng chưa đến 30%. Do TPHC là khái niệm mới trên thị trường Việt Nam, điều cần thiết là phải cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng về sự khác biệt đối với TPHC, thực phẩm thông thường, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm an toàn và các chứng nhận được phép cấp cho TPHC. Trách nhiệm

của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này là thực hiện các chiến dịch nhằm nâng cao mức độ tin tưởng của người tiêu dùng vào chứng nhận và nhãn hiệu được gắn trên các sản phẩm TPHC.

Về phong cách sống, kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng muốn tìm kiếm sự đa dạng, nng chiều bản thân. Một phần không nhỏ người tiêu dùng thường quyết định mua TPHC tại điểm bán, mua loại TPHC ưa thích mà khơng cân nhắc nhiều và thử những món mới lạ. Người tiêu dùng cũng tin rằng TPHC có chất lượng vượt trội và thân thiện với môi trường. Do vậy, các nhà quản trị nên mở rộng tuyến sản phẩm thực phẩm hữu cơ, tăng thêm chủng loại để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, đồng thời tập trung vào nâng cao những thuộc tính sản phẩm làm người tiêu dùng hài lòng khi thưởng thức TPHC như mùi hương, kết cấu, dinh dưỡng. Đồng thời, quan tâm đến các khía cạnh về phương thức canh tác hữu cơ có tác dụng tích cực với mơi trường sống để khuyến khích khách hàng gắn bó với sản phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng mong muốn chứng tỏ khả năng ảnh hưởng của mình trong việc thuyết phục người thân mua TPHC. Vì vậy, các cơng cụmarketing truyền miệng và marketing trực tiếp nên được tận dụng hơn nữa.

Hiện tại, các sản phẩm TPHC nên được tập trung vào các khách hàng có thu nhập khá và có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên. Cung cấp thông tin và kiến thức về hữu cơ là chìa khóa để thúc đẩy các đối tượng này trở thành khách hàng thường xuyên hơn của TPHC. TPHC tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng có thu nhập và trình độ học vấn cao. Hàm ý là các DN cần tập trung vào phân khúc khách hàng này (thu nhập cao + có trình độ học vấn cao), với đối tượng này cần tập trung cung cấp kiến thức về hữu cơ là chìa khóa cho việc tiêu dùng TPHC với nhóm đối tượng này.

Một phần của tài liệu Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2 (Trang 81 - 83)