Thống kê mô tả các biến

Một phần của tài liệu Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2 (Trang 61 - 66)

TIÊU DÙNG VIỆT NAM 5.1 Bối cảnh nghiên cứu

5.2.1. Thống kê mô tả các biến

Kết quả thống kê các biến độc lập “Quan tâm đến mơi trường”, “Quan tâm đến an tồn thực phẩm”, “Ý thức về sức khỏe”, “Kiến thức về TPHC”,… cho thấy ý kiến trả lời cho các phát biểu của các thang đo khá đa dạng. Có những trả lời hồn tồn đồng ý, lại có những ý kiến hồn tồn khơng đồng ý. Các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của các thang đo nằm trong khoảng từ 1 đến 7 cho thấy khơng có giới hạn về mặt biến động đối với các thang đo được sử dụng. Giá trị trung bình của các biến có độ chênh lệch khá lớn (3,16 - 6,05) chứng tỏ có sự đánh giá khác nhau giữa các biến. Kết quả kiểm định Skewness và Kurtosis cho thấy giá trị tuyệt đối của hai chỉ số này nằm trong giới hạn cho phép là Skewness nhỏ hơn 3 và Kurtosis nhỏ hơn 5. Những kết quả trên cho thấy thang đo các biến đều có phân phối chuẩn, đảm bảo yêu cầu thực hiện các kiểm định và phân tích tiếp theo ở phần sau.

Bảng 5.4: Kết quả thống kê, mô tả

Biến Min Max TB ĐLC Hệ số biến thiên

MT1 1 7 3,67 1,306 38,72% MT2 1 7 4,03 1,356 42,85% MT3 1 7 4,17 1,309 41,28% MT4 1 7 3,89 1,349 41,94% AT1 1 7 5,19 1,369 42,94% AT2 1 7 5,82 1,320 42,16% AT3 1 7 6,05 1,314 40,88% SK1 1 7 5,57 1,355 42,72% SK2 1 7 5,38 1,031 31,50% SK3 1 7 5,82 1,296 40,83% KT1 1 7 3,52 1,186 35,67%

Biến Min Max TB ĐLC Hệ số biến thiên KT2 1 7 3,31 1,237 38,97% KT3 1 7 4,09 1,271 38,13% KT4 1 7 3,18 1,281 37,18% NT1 1 7 3,26 1,220 34,07% NT2 1 7 3,69 1,191 33,04% NT3 1 7 3,51 1,262 36,20% NT4 1 7 3,16 1,293 37,30% GIA1 1 7 5,12 1,236 34,91% GIA2 1 7 5,16 1,333 39,18% GIA3 1 7 4,83 1,032 33,15% NHC1 1 7 3,38 1,307 38,50% NHC2 1 7 3,17 1,261 41,83% NHC3 1 7 3,72 1,262 33,17% NHC4 1 7 4,08 1,018 31,87% TĐ1 1 7 5,13 1,097 30,40% TĐ2 1 7 5,09 0,948 30,91% TĐ3 1 7 4,92 1,237 38,97% TĐ4 1 7 4,89 1,201 38,13% HVM 1 7 4,92 1,323 36,18%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

An tồn thực phẩm và sức khỏe vẫn ln là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam (5,19 - 6,05). Việc người sản xuất, kinh doanh sử dụng những loại cám tăng trọng trong chăn ni, thuốc kích thích tăng trưởng các loại rau xanh; những hóa chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt ơi thối,…; do quy trình chế biến hay do nhiễm độc từ môi trường, từ dùng nước thải sinh hoạt,

nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với qui định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc,… gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng. Các thông tin về ngộ độc thực phẩm, tình hình vi phạm tiêu chuẩn an tồn thực phẩm, dịch bệnh gia súc, gia cầm,… xảy ra ở một số nơi, càng làm cho người tiêu dùng thêm lo lắng. Có gần 38% người được hỏi đánh giá “Tơi thường suy nghĩ về những vấn đề sức khỏe của bản thân và gia đình” và 35% đánh giá “Chất lượng và độ an toàn của thực phẩm hiện nay khiến tôi quan ngại” ở mức cao nhất. Kết quả này thể hiện người tiêu dùng rất quan tâm đến sức khỏe và mức độ an toàn của thực phẩm hàng ngày.

Kiến thức của người tiêu dùng về TPHC dừng ở mức trung bình (3,31-4,09), chỉ có gần 13% người được hỏi cho biết mình có thể đánh giá được chất lượng TPHC. Mặc dù nhu cầu về TPHC ngày càng lớn trong thời gian gần đây, nhưng theo ý kiến của chuyên gia về vấn đề này, một trong các nguyên nhân làm thị trường TPHC kém phát triển là do người tiêu dùng còn chưa hiểu biết một cách thấu đáo về TPHC, thiếu các thông tin để truy xuất nguồn gốc, nhãn hữu cơ, khó tìm hiểu và khơng hiểu về q trình sản xuất. Các bước trong quá trình cung cấp TPHC đến tay người tiêu dùng như: sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển,… người tiêu dùng cũng không nắm được và/hoặc thiếu các thông tin cụ thể (Vibiz Vietnam, 2017).

Khảo sát thực tế của nhóm nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cho thấy, người tiêu dùng khơng khó tìm được một cửa hàng bán TPHC với đầy đủ các loại thực phẩm thiết yếu. Một số hệ thống kinh doanh TPHC như: Bác Tôm, Organic. Food, Big Green - Organic, V- Organic, Vinamit Organic,… có cung cấp một số mặt hàng hữu cơ như gạo, rau quả, thịt, sữa,… Các cửa hàng rất hạn chế triển khai các công cụ xúc tiến tại điểm bán nhằm vào nhận thức và ý định mua TPHC của khách hàng. Hầu hết các cửa hàng đều khơng có một khu vực riêng để chào bán

các TPHC mà để trưng bày cùng với các mặt hàng thực phẩm sạch, an toàn khác. Số lượng các mặt hàng và chủng loại, thương hiệu cũng hạn chế, không nhiều lựa chọn cho khách hàng. Đánh giá chung của người tiêu dùng về biến số “thực hành marketing xanh” cũng ở mức trung bình (3,16-3,39).

Hình 5.7: Không gian cửa hàng và trưng bày TPHC

TPHC được đánh giá cao về độ an toàn và chất lượng thực phẩm theo tiêu chí chứng nhận của Mỹ, EU; mọi vấn đề xoay quanh nuôi trồng đều phải đạt tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng, thêm vào đó người nơng dân khơng được sử dụng thuốc trừ sâu, khơng sử dụng hóa chất trong q trình chăm sóc cây trồng vật ni, mọi canh tác đều tự nhiên và mất rất nhiều thời gian, chi phí vì thế tất nhiên giá mặt hàng TPHC cao hơn từ 2- 5 lần so với các sản phẩm thông thường trên thị trường hiện nay (Hình 5.8). Thêm nữa, khơng phải tất cả các mặt hàng rau củ, thịt hữu cơ được chào bán đều có sẵn tại cửa hàng, khách muốn ăn thường phải đặt hàng, cửa hàng sẽ chốt vào một ngày cố định, sau đó trả hàng vào 2-3 ngày sau. Do đó, giá thành TPHC cao vẫn là một rào cản lớn đối với người tiêu dùng (5,16-4,83).

Hình 5.8: Giá một số mặt hàng rau quả hữu cơ trên thị trường

Bên cạnh giá cả thì nhãn sản phẩm hữu cơ (chứng nhận hữu cơ) cũng làm cho người tiêu dùng khó khăn trong việc quyết định mua (3,17-4,08). Rất khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn TPHC dựa trên nhãn sản phẩm. Có đến 62% người trả lời “Tơi cảm thấy không chắc chắn nhãn TPHC nào là đáng tin cậy và nhãn nào là không đáng tin”. Một số ít người tiêu dùng thì chỉ dựa vào uy tín của cửa hàng hay sự tin tưởng và mối quen biết của mình với người bán hàng, để xác định độ tin cậy của nhãn TPHC.

Khảo sát thực tế tại các cửa hàng thực phẩm sạch đều có bán đa dạng các sản phẩm TPHC từ rau, trứng đến thịt với những lời quảng cáo như rau sản xuất theo quy trình hữu cơ, khơng sử dụng chất bảo quản, khơng thuốc bảo vệ thực vật; cịn thịt lợn hữu cơ thì được quảng cáo khơng sử dụng thức ăn cơng nghiệp, chất kích thích tăng trọng,… tuy nhiên khi hỏi đến chứng nhận hữu cơ quốc tế (USDA) hay trong nước (TCVN 11041) thì rất ít người bán có thể trả lời được và chứng minh.

Người tiêu dùng cũng có đánh giá tích cực về việc mua TPHC, biến “Thái độ” được đánh giá ở mức khá cao (4,89-5,13) thể hiện việc lựa chọn các mặt hàng TPHC mang lại nhiều lợi ích, sự hài lịng cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2 (Trang 61 - 66)