Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2 (Trang 84 - 89)

- Giới tính: Kết quả kiểm định Independent sample st test cho thấy

KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIÊU DÙNG BỀN VỮNG

6.2.3. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiêu dùng bền vững sẽ tạo ra động lực khuyến khích và nguồn cung cho nhu cầu “tiêu dùng xanh trên thị trường”. Đồng thời cần đưa ra các chính sách khuyến khích các nhà sản xuất các sản phẩm, dịch vụ xanh. Phát triển những ngành nghề, lĩnh vực có áp dụng cơng nghệ sạch, sản xuất sạch hơn, hướng đến các sản phẩm cho tiêu dùng bền vững.

- Hướng dẫn lồng ghép các nội dung chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững vào các chương trình, dự án, kế hoạch hoạt động cụ thể của các ngành, địa phương.

- Đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, ưu tiên các chính sách và kế hoạch hành động phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài

nguyên, phát triển công nghệ xanh, cơ chế phát triển sạch. Bên cạnh đó, cần phát triển và nhân rộng các mơ hình doanh nghiệp xanh, hỗ trợ về giá đối với các sản phẩm, dịch vụ xanh và tăng cường tiếp thị quảng cáo trong tiêu thụ các sản phẩm xanh. Tổ chức chương trình đào tạo về sản xuất xanh cho lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào các mơ hình doanh nghiệp xanh.

- Rà sốt, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư từ các nguồn đầu tư tư nhân, đối tác công tư (PPP), hợp tác quốc tế đồng thời tiếp tục rà sốt và cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các chính sách ưu đãi cho đầu tư các dự án canh tác, chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất - kinh doanh NNHC.

- Rà sốt, bổ sung và hồn thiện hệ thống văn bản quản lý (thông tư hướng dẫn, chỉ thị), văn bản kỹ thuật (quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, danh mục,…) trong sản xuất - kinh doanh đối với lĩnh vực NNHC. - Theo thẩm quyền, các bộ, ngành được pháp luật ủy quyền cần nỗ lực và khẩn trương ban hành các tiêu chuẩn về TPHC, về nhãn hữu cơ để tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm.

- Hiệp hội NNHC phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan xây dựng các chuẩn trung gian hữu cơ có tính địa phương để tạo điều kiện cho nông dân, DN nhỏ bước đầu dễ dàng áp dụng và tiến tới khi đủ điều kiện để áp dụng các chuẩn quốc tế về NNHC và TPHC.

- Tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động thơng tin tuyên truyền để phổ biến, cập nhật, nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ địa phương và cộng đồng về vai trò của tiêu dùng bền vững; về các tiêu chuẩn hữu cơ. - Tăng cường các hoạt động cung cấp thông tin, hỗ trợ pháp lý cho các DN khi thực hiện thủ tục để được cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ hay các chứng nhận quốc tế.

- Tăng cường các chương trình đào tạo ngắn hạn, tập huấn, huấn luyện cho người dân, DN về các quy định về môi trường và hữu cơ gắn với từng mặt hàng.

- Rà soát lại các quy hoạch vùng chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất đảm bảo lợi thế tự nhiên, tính đồng bộ và hiệu quả của vùng nguyên liệu, các ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics.

- Tăng cường thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng bền vững đối với các sản phẩm, nhằm đưa các sản phẩm xanh vào tiêu dùng và nâng cao thói quen tiêu dùng thân thiện mơi trường của con người. Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của các sản phẩm xanh, chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm xanh cũng như lợi ích thiết thực trong bảo vệ môi trường đến cộng đồng, người tiêu dùng, người sản xuất để thu hút lực lượng tiêu thụ sản phẩm xanh và nâng cao nhận thức về tiêu dùng xanh. Đồng thời, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất xanh, sản phẩm xanh và người “tiêu dùng xanh”.

- Chính quyền địa phương cần tăng cường cơng tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của hành vi tiêu dùng bền vững đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ngồi ra, người dân cần ý thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của tiêu dùng xanh đối với mơi trường, sức khỏe của cá nhân, cộng đồng vì sự phát triển bền vững cho mn đời sau. Tích cực vận động người thân, gia đình thực hiện hành vi tiêu dùng bền vững, coi đây là trách nhiệm và vinh dự lớn lao của mỗi con người trong xã hội.

- Quan tâm hơn tới các chương trình giáo dục về môi trường ở cấp quốc gia và địa phương, đặc biệt ở các khu vực đô thị lớn. Nhà nước cũng nên quan tâm hơn đến các chương trình cơng khai theo tất cả các hướng dựa trên chương trình truyền hình, bởi vì truyền hình vẫn là một trong những hình thức truyền thơng hữu hiệu nhất tới mọi người dân. Lồng ghép kiến thức môi trường vào trong các bộ phim truyền hình có thể có hiệu

quả. Các chiến dịch truyền thơng nên tập trung vào giải thích như thế nào và tại sao các cá nhân khi có nhận thức đúng cũng như có hành vi tiêu dùng bền vững có thể giải quyết các vấn đề mơi trường và chuyển điểm quan trọng của công tác tuyên truyền kiến thức thành kiến thức liên quan đến phát triển bền vững. Với sự tăng trưởng về nhu cầu và sự tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường, Người tiêu dùng sẽ có xu hướng ưu tiên tiêu dùng bền vững.

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ để khuyến khích như các doanh nghiệp xây dựng các kênh phân phối và tiếp thị để càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm xanh, đồng thời thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh thông qua việc xây dựng và giám sát chặt chẽ hoạt động gắn nhãn xanh cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2 (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)