TIÊU DÙNG VIỆT NAM 5.1 Bối cảnh nghiên cứu
5.1.4. Người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ Việt Nam
Theo báo cáo Chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý I/2018 do Nielsen thực hiện, 37% người tiêu dùng Việt nói rằng sức khỏe là mối bận tâm lớn nhất của họ. Bên cạnh đó, 4 trong 5 người tiêu dùng cho thấy họ quan tâm sâu sắc đến những tác động lâu dài mà các phụ chất nhân tạo có thể gây ra (80%) và mong muốn biết rõ chất cấu tạo nên thức ăn họ sử dụng hàng ngày (76%). Người tiêu dùng cũng thận trọng hơn trong việc tìm kiếm và sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Họ ưu tiên sử dụng sản phẩm không chứa chất tạo màu, tạo mùi, bảo quản nhân tạo, ưu tiên lựa chọn thực phẩm khơng đường, ít chất béo,... Nhu cầu tăng cao khiến nguồn TPHC ngày càng trở nên phong phú, phổ biến. Thay vì hạn chế tính sẵn có với mức giá đắt đỏ, hiện nay, TPHC có giá cả phải chăng hơn, dễ dàng tìm thấy trên tồn thành phố, tại các gian hàng của siêu thị và cửa hàng tạp hóa trực tuyến.
Những năm gần đây, mối quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam về thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe tăng cao. Mức độ tăng trưởng kinh tế cao là một trong những nguyên nhân phát triển thị trường TPHC, đặc biệt khách hàng mua TPHC tại thị trường Việt Nam được điều tra chủ yếu là nhóm người và hộ gia đình tầng lớp trung lưu trở lên (Moustier và cộng sự, 2005). Mặc dù thị phần TPHC tại Việt Nam còn thấp, nhưng tiềm năng phát triển của thị trường này đang thu hút không chỉ các cơng ty nước ngồi lên kế hoạch nhập khẩu sản phẩm, đầu tư sản
xuất mà còn những nhà sản xuất kinh doanh trong nước mở rộng diện tích canh tác, tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm TPHC đáp ứng thị trường. Nghiên cứu của Scott (2005) đưa ra con số tăng trưởng của thị trường TPHC Việt Nam gần 30% trong tương lai, sự tăng trưởng này tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trọng điểm. Người tiêu dùng ở các thành phố lớn sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm TPHC.
Báo cáo khảo sát của Vietnam Business Monitor vào cuối năm 2017 với 12000 người tiêu dùng trên 20 tuổi tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Bình Dương về nhu cầu, nhận thức và hành vi “Tiêu dùng xanh” cho thấy rằng 63,2% tin rằng sản phẩm từ siêu thị và cửa hàng tự chọn sạch hơn và an toàn hơn so với chợ truyền thống. 95% người tiêu dùng tin rằng tiêu dùng xanh là sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Trong khi chỉ có 52,1% nam giới tin vào sản phẩm có chữ “Organic’ thì có đến 74,5% nữ giới tin tưởng hơn về sản phẩm có chữ “Organic”.
Khảo sát của Q và Me năm 2019 cho thấy có đến 88% người được hỏi có quan tâm đến TPHC, tỷ lệ này khá tương đồng giữa nam và nữ và đặc biệt ở nhóm có thu nhập cao và có trẻ nhỏ (Hình 5.6).
Hình 5.6: Quan tâm đến TPHC của người tiêu dùng Việt Nam