Nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm hữu cơ Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2 (Trang 53 - 59)

TIÊU DÙNG VIỆT NAM 5.1 Bối cảnh nghiên cứu

5.1.3. Nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm hữu cơ Việt Nam

Trong giai đoạn vừa qua, sự chú ý đến NNHC ngày càng tăng ở nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển, khi vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và môi trường đặc biệt được chú trọng. Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ FiBL (Research Institute of Organic Agriculture FiBL) và IFOAM đã công bố tài liệu “The world of organic agriculture: Statistics and Emerging Trends 2016” dựa trên kết quả khảo sát từ 172 quốc gia, tính đến cuối năm 2014, đã cho thấy xu hướng phát triển của nền NNHC toàn cầu với một số nội dung đáng chú ý. Diện tích đất NNHC tồn cầu ln có xu hướng tăng trong những năm qua, năm 2014 đạt 43,7 triệu ha, chiếm 0,99% đất nơng nghiệp. Qua 10 năm (2004-2014), diện tích đất NNHC tăng 146%. Số lượng tổ chức khai thác NNHC năm 2017 trên phạm vi toàn cầu đã tăng lên gần 118.000, trong đó 40% các trang trại hữu cơ tập trung ở châu Á và 28% ở châu Phi.

Hình 5.3: Diện tích NNHC trên thế giới

NNHC ở các châu lục có xu hướng tăng. Nhiều nước ở Châu Đại Dương, châu Âu, Mỹ La-tinh đã khuyến khích nơng dân canh tác NNHC, đây là những khu vực có nhiều diện tích đất NNHC, lần lượt là: 17,3 triệu ha,11,6 triệu ha và 6,8 triệu ha. Diện tích NNHC ở châu Âu phát triển đều qua các năm, châu Đại Dương tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2014, chiếm đến 37,9% diện tích đất NNHC thế giới.

Hình 5.4: Phát triển diện tích NNHC theo khu vực

Nguồn: FiBL-IFOAM, 2016

Năm 2017, 51% diện tích hữu cơ tập trung ở châu Đại Dương và 21% ở châu Âu. Australia là quốc gia chiếm đến gần một nửa diện tích NNHC. Phân bổ diện tích hữu cơ được thể hiện trong bảng 5.3.

Bảng 5.3: Phân bổ diện tích hữu cơ trên thế giới năm 2017 Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Đại dương

Diện tích hữu cơ

Diện tích canh tác hữu cơ (Triệu ha)

2,1 11,2 6,1 14,6 35,9

Quốc gia có diện tích

hữu cơ lớn nhất Tunisie

Mỹ, Argentina

Trung

Quốc Tây Ban Nha Australia

Trang trại hữu cơ Số trang trại hữu cơ 814.808 454.596 1.143.152 403.208 26.750 Quốc gia có số trang trại hữu cơ

lớn nhất Ouganda Mỹ, Mehico Ấn Độ Thổ Nhĩ Kỳ Australia Các sản phẩm hữu cơ Café, olive, cacao, coton Ngũ cốc, rau quả, Café, cacao, trái cây Ngũ cốc, rau quả, coton, dừa Ngũ cốc, rau quả, nho Dừa, trái cây, cafe Nguồn: FiBL-IFOAM, 2019

Thị trường TPHC thế giới đã tăng trưởng rất nhanh trong 10 năm trở lại đây với doanh số 92,8 tỷ euro năm 2017 và 100,6 tỷ euro năm 2018. Gần 9/10 lượng tiêu thụ TPHC tập trung ở Mỹ và châu Âu.

Sản xuất NNHC theo khái niệm của IFOAM chỉ mới bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam vào những năm 1990 với một vài sáng kiến chủ yếu khai thác các sản phẩm tự nhiên như các loại gia vị và tinh dầu thực vật nhằm mục đích xuất khẩu (Simmons, Scott, 2008). Theo số liệu công bố của IFOAM (2012) năm 2010 Việt Nam chỉ có 19.272 hecta sản xuất NNHC được chứng nhận, tương đương 0,19% diện tích canh tác, cộng với 11.650 hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ và 2.565 rừng nguyên sinh để khai thác các sản phẩm hữu cơ tự nhiên. Đến 2015, Việt Nam đã được IFOAM công nhận là nước có sản xuất NNHC. Theo số liệu thống

kê của IFOAM, năm 2015, Việt Nam là 76.666 ha NNHC, tương đương 0,7% diện tích đất nơng nghiệp, với 3.816 nơng dân sản xuất hữu cơ. Các sản phẩm NNHC chủ yếu của Việt Nam là gạo, tôm, dừa, cà phê, cacao, sữa, chè, rau, quả, quế, hồi, tinh dầu,...

Hình 5.5: Tăng trưởng tiêu thụ TPHC trên thế giới (Tỷ euro)

Nguồn: Agende BIO

Tại Việt Nam, dưới sự tài trợ của ADDA trong dự án nông nghiệp hữu cơ và sự hỗ trợ của IFOAM, hệ thống PGS đã được xây dựng và triển khai thành công với sự tham gia đảm bảo của tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị sản phẩm: người sản xuất, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước địa phương, người tiêu dùng. Một số chứng nhận có độ tin cậy trên tồn thế giới đang có mặt tại Việt Nam gồm: chứng nhận tiêu chuẩn Mỹ - USDA, tiêu chuẩn châu Âu - EU, tiêu chuẩn Nhật Bản - JAS, tiêu chuẩn Úc - ACO, tiêu chuẩn Pháp - ECOCERT, tiêu chuẩn châu Âu - EU BIO, tiêu chuẩn Anh - Soil Association, chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Canada,… Khoảng 60 tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đầu tư vào NNHC - lĩnh vực được xem là có nhiều thuận lợi để phát triển ở Việt Nam. Trên thực tế, tiêu thụ TPHC đã trở thành một xu hướng mới ở Việt

Nam. Thậm chí, trong vài năm trở lại đây, các sản phẩm hữu cơ đang tạo nên cơn sốt đối với một bộ phận người tiêu dùng. Rau, cá, thịt, hoa quả hữu cơ đều nằm trong danh sách thực phẩm được các bà nội trợ lựa chọn cho bữa ăn gia đình.

Là nước nơng nghiệp, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển NNHC như nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên việc sản xuất ra các loại sinh khối phục vụ cho sản xuất NNHC có thể được thực hiện khá nhanh, các chu trình chuyển hóa vật chất diễn ra với tốc độ cao, các chất hữu cơ cao phân tử sau một thời gian xử lý nhanh chóng trở thành các chất khoáng đơn giản cung cấp cho cây trồng. Nguồn nguyên liệu chế biến phân bón như phân xanh, phân hữu cơ khá phong phú. Việt Nam còn nhiều nguồn tài nguyên nằm dưới lòng đất, chứa hàm lượng các chất khoáng tự nhiên cao, dồi dào. Việt Nam cũng có nhiều vùng rừng núi tự nhiên, chủ yếu canh tác quảng canh, chưa bị ảnh hưởng của ơ nhiễm hố chất rất phù hợp cho nuôi ong, chăn nuôi và trồng trọt theo phương pháp hữu cơ.

- Hiện nay, công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp như sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh chức năng, các chế phẩm xử lý môi trường đất, nước và nhiều chế phẩm vi sinh, thuốc thảo mộc có thể thay thế thuốc hố học trong bảo vệ thực vật.

- Nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong sản xuất NN cũng là lợi thế lớn trong sản xuất NNHC ở nước ta do sản xuất theo phương pháp hữu cơ địi hỏi nhiều cơng lao động thủ cơng.

- Nhận thức của người tiêu dùng trong nước về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ ngày càng cao. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm đến NNHC, đặc biệt Nghị định 109/2018/NĐ-CP về NNHC đã được Chính phủ ban hành, có hiệu lực thi hành từ 15/10/2018, trong đó có nhiều cơ

chế hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Bên cạnh những thuận lợi thì cũng khơng ít khó khăn và thách thức được đặt ra đối với NNHC và TPHC ở Việt Nam như:

- Trong quá trình canh tác hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, phịng trừ cỏ dại, sâu bệnh bằng các biện pháp thủ công hoặc thuốc sinh học nên mất nhiều công lao động và khó thực hiện trên diện rộng, trong khi nước ta có khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát triển và gây hại. Kinh nghiệm của nhiều nước sản xuất TPHC cho thấy bảo vệ thực vật là thách thức lớn nhất trong thực hành sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

- Với vùng thâm canh cao, trước đây sử dụng nhiều phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật, khi chuyển sang sản xuất hữu cơ, những năm đầu, năng suất giảm rõ rệt và gặp khó khăn trong phịng chống sâu bệnh do áp lực sâu bệnh còn cao, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, cần thời gian để thiết lập lại.

- Phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học có tác dụng chậm hơn so với nhiều phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật nên nguồn dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây trồng ở giai đoạn đầu rất chậm và không đầy đủ, dễ dẫn đến rủi ro bùng phát dịch hại và năng suất giảm nhiều.

- Do năng suất không cao, công lao động nhiều nên giá thành TPHC thường cao gấp 2-4 lần bình thường, ngồi ra, trong nhiều trường hợp, sản phẩm có hình thức khơng đẹp, khơng bắt mắt (ví dụ vẫn có một số đốm bệnh, vết sâu ăn trên sản phẩm,…).

- Phần lớn các hộ nông dân sản xuất với quy mơ nhỏ, manh mún nên khó khăn trong việc tập trung diện tích để cùng sản xuất hữu cơ. Nhận thức của người sản xuất về NNHC và TPHC cịn hạn chế, vì vậy, việc tổ chức sản xuất để đáp ứng quy định nghiêm ngặt của tiêu chuẩn NNHC là một thách thức lớn.

- Mức sống của người tiêu dùng Việt Nam còn thấp và nhận thức về TPHC chưa cao, nhiều trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm diễn ra nhiều năm qua đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng, do vậy, việc sản xuất NNHC để cung cấp TPHC cho thị trường nội địa cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khơng nhỏ về vấn đề tiêu thụ.

- Chính sách thúc đẩy, hỗ trợ NNHC phát triển ở nước ta còn thiếu và chậm được triển khai. Một số chính sách được ban hành nhưng khi thực hiện gặp nhiều vướng mắc, không khả thi.

Một phần của tài liệu Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)