Phân loại theo các chức năng quản lý mạng

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học đại cương: Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 33 - 35)

Các hệ điều hành có thể phân chia thành hai loại là hệ điều hành quản lý mạng (Server) dùng để quản lý một hệ thống mạng nhiều máy tính và hệ

điều hành sử dụng mạng (Client hay Work Station).

Ví dụ: Hệ điều hành Client: Windows 9X, Windows 2000 Professional, Windows XP

Hệ điều hành Server: WinNT, Windows 2000 Server Family,

Windows 2003 Server

2.1.2. Quản lý thơng tin trên máy tính điện tử

Để tổ chức và quản lý thông tin lưu trữ trên bộ nhớ ngoài, người ta sử

dụng tệp (File) và thư mục (Directory/Folder).

a. Tệp (file)

Tệp, còn được gọi là tệp tin, là một tập hợp các thông tin được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí.

Mỗi tệp có một tên để truy cập. Để xác định một tệp ta phải chỉ rõ tên tệp. Tên tệp có dạng: Phầntên.Phầnmởrộng. Phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi hay kiểu - Extension) được phân cách nhau bằng dấu chấm (.).

Ví dụ: VANBAN.DOC. Trong đó, VANBAN là phần tên; DOC là phần mở rộng.

Phần tên tệp được qui định riêng bởi từng hệ điều hành. Ví dụ: Đối với hệ điều hành MS-DOS, phần tên tệp là một dãy liên tiếp không quá 8 ký tự chữ hoặc số hoặc dấu gạch dưới, bắt đầu là ký tự chữ. Đối với hệ điều hành Windows, phần tên tệp là một dãy liên tiếp không quá 255 ký tự, cho phép cả dấu cách, nhưng không cho phép sử dụng các ký tự * / \ “ : > < ? |

Tên tệp cũng như tên thư mục không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Phần mở rộng được đưa vào nhằm mục đích phân loại tệp. Mỗi một

phần mở rộng sẽ ứng với một loại tệp nào đó. Ví dụ:

Phần mở rộng EXE, COM là các tệp chương trình viết bằng ngơn ngữ máy.

Phần mở rộng PAS, C, BAS, ASM là các tệp chương trình gốc của các ngơn ngữ Pascal, C, Basic, Hợp ngữ.

Phần mở rộng TXT là các tệp văn bản.

Phần mở rộng IMG là tệp ảnh đã được số hố.

Phần mở rộng trong ví dụ trên chỉ là qui ước chung thường được sử dụng, không bắt buộc phải tn theo, khơng bắt buộc phải có. Tuy nhiên, ta nên tuân theo qui ước chung để dễ quản lý và sử dụng.

Có một số phần mở rộng bắt buộc phải tn theo, vì nó được qui định bởi hệ điều hành. Ví dụ: EXE, COM, SYS, BAT.

b. Thư mục

Để quản lý tốt các tệp tin trên bộ nhớ ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho

người sử dụng, người ta chia các tệp tin thành từng nhóm và được lưu trữ trong từng ngăn riêng biệt gọi là thư mục (Directory/Folder). Mỗi đĩa có

một thư mục được tạo tự động, gọi là thư mục gốc. Trong mỗi thư mục lại có thể tạo ra các thư mục khác gọi là thư mục con. Như vậy, cấu trúc thư mục như một cây, mỗi thư mục là một cành, mỗi tệp là một lá. Lá phải thuộc về một cành nào đó. Mỗi cành ngồi lá cịn có thể có các cành con. Trong mỗi thư mục con có thể chứa các tệp và các thư mục con khác. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ.

Qui tắc đặt tên thư mục hoàn toàn tuân theo qui tắc đặt tên tệp như đã trình bày ở trên. Cụ thể là: đối với hệ điều hành MS-DOS, tên thư mục là một dãy liên tiếp không quá 8 ký tự chữ hoặc số hoặc dấu gạch dưới, bắt

đầu là ký tự chữ; đối với hệ điều hành Windows, tên thư mục là một dãy

liên tiếp không quá 255 ký tự, cho phép cả dấu cách, nhưng không cho phép sử dụng các ký tự * / \ “ : > < ? |. Ví dụ:

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học đại cương: Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)