Vai trị của đánh giá thực hiện cơng việc

Một phần của tài liệu Giáo trình Đánh giá thực hiện công việc: Phần 1 (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

1.1. Khái niệm, vị trí và vai trị của đánh giá thực hiện công việc

1.1.4. Vai trị của đánh giá thực hiện cơng việc

Đánh giá thực hiện công việc là một công việc quan trọng đối với công tác quản trị nhân lực nói riêng và đối với tổ chức/doanh nghiệp nói chung.

Trong quản trị nhân lực, kết quả đánh giá thực hiện công việc giúp người lao động được nhìn nhận một cách chính xác những cống hiến của họ đối với tổ chức/ doanh nghiệp và giúp tổ chức/doanh nghiệp xây dựng được chiến lược quản trị nhân lực phù hợp.

Hai vai trò cơ bản của đánh giá thực hiện cơng việc gồm vai trị duy trì tổ chức và vai trị phát triển tổ chức/doanh nghiệp.

Vai trị duy trì tổ chức/doanh nghiệp:

Đánh giá thực hiện cơng việc phản ánh được kết quả đóng góp của cá nhân người lao động với việc thực hiện mục tiêu của cá nhân và tổ chức/doanh nghiệp. Kết quả đánh giá thực hiện công việc tổng thể là căn cứ quan trọng với nhà quản trị cấp cao, với trưởng bộ phận nhân sự để phân tích đánh giá và hoạch định nguồn nhân lực phục vụ thực hiện chiến lược kinh doanh. Như vậy, đánh giá thực hiện cơng việc có thể được xem là căn cứ quan trọng trong việc duy trì nguồn nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp. Từ việc duy trì nguồn nhân lực, nguồn lực quan trọng thì tổ chức/doanh nghiệp có thể duy trì sự ổn định.

Đánh giá thực hiện công việc hỗ trợ các hoạt động khác trong quản trị nhân lực. Về cơ bản, nhiều hoạt động trong tổ chức/doanh nghiệp sử dụng kết quả của việc đánh giá thực hiện công việc. Đánh giá thực hiện công việc giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ nhân lực, xây dựng chiến lược nguồn nhân lực... Các hoạt động quản trị nhân lực trên sẽ được thực hiện chính xác khi kết quả của công tác đánh giá thực hiện cơng việc phản ánh chính xác được những đóng góp của người lao động với mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp.

Vai trò phát triển tổ chức/doanh nghiệp:

Đánh giá thực hiện công việc phản ánh được chính xác mức độ hồn thành cơng việc, cũng như làm rõ năng lực làm việc, những lý do hoàn thành hay khơng hồn thành nhiệm vụ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở đề

ra kế hoạch công tác và kế hoạch phát triển cá nhân trong chu kỳ (hoặc các chu kỳ) kinh doanh tiếp theo.

Đánh giá thực hiện cơng việc giúp người lao động có cơ hội để xem xét lại kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất cần thiết đối với từng vị trí trong tổ chức/doanh nghiệp đó. Trên cơ sở xác định những yêu cầu cần thiết với kiến thức, kỹ năng, phẩm chất thái độ và khoảng cách mức độ đáp ứng thực tế của người đảm nhận công việc với yêu cầu công việc, để từ đó người lao động cải thiện và phát triển năng lực bản thân, nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như định hướng phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đánh giá thực hiện công việc: Phần 1 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)